3 năm tới, giá bán căn hộ sẽ tăng 5-7% mỗi năm

07:00 |
Theo JLL, nguồn cung nhà ở của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 74% trong 3 năm tới và giá căn hộ sẽ tăng 5-7% mỗi năm.

Bà Regina Lim, Giám đốc bộ phận thị trường vốn của Công ty tư vấn bất động sản JLL nhận định, niềm tin nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng đã giúp khôi phục sự quan tâm đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (BĐS) từ năm 2013.

Bên cạnh đó, những chính sách thay đổi được thực thi vào tháng 7/2015 đã tạo điều kiện cho người nước ngoài sở hữu BĐS tại Việt Nam trở nên thông thoáng hơn, thúc đẩy lượng giao dịch nhà ở gia tăng. Trong năm 2015, các chủ đầu tư đã tiêu thụ được khoảng 24.000 căn và trong nửa đầu năm 2016 là 16.800 căn, tăng gần 250% so với giai đoạn năm 2011-2014.

Bà Lim nhận định, nguồn cung nhà ở của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 74% trong 3 năm tới, tuy vậy khả năng hấp thụ của thị trường vẫn sẽ tăng.

3-nam-toi-gia-ban-can-ho-se-tang-5-7


Dù số lượng tăng mạnh nhưng giá căn hộ cao cấp chỉ tăng 9% trong 6 quý cuối. Điều này trái ngược hẳn vào giữa năm 2005 và năm 2007 khi giá tăng mạnh tới 106% vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với dự đoán về sự phục hồi về nền kinh tế và thị trường BĐS. Giá đã được điều chỉnh khoảng 30% trong suốt 7 năm qua từ giữa năm 2007 đến năm 2014, và kết quả là căn hộ cao cấp có giá 2.180 USD/m2 đạt 24% dưới mức đỉnh năm 2007.

Theo dự đoán của bà Lim, trong 3 năm tới giá căn hộ sẽ tăng 5-7% mỗi năm, riêng giá căn hộ trung cấp và căn hộ giá cả phải chăng có khả năng tăng lên 10% mỗi năm. Bà Lim cho rằng, giá căn hộ vẫn còn vừa phải so với thu nhập.

“Căn cứ vào thu nhập hàng tháng của nhóm hộ gia đình hàng đầu là 1.337 USD, căn hộ tư nhân nằm trong mức giá phải chăng khoảng 3,9 năm thu nhập. Con số này đạt 30% thấp hơn mức trung bình là 5,7 năm so với các thành phố khách ở khu vực Đông Nam Á”, bà Lim nói.

Bà Lim chia sẻ thêm, các nhà phát triển cho biết họ đã kiếm được 25 – 30% lợi nhuận cho thu nhập trước lãi, thuế, khấu hao và lợi nhuận khấu hao trên những dự án căn hộ cao cấp và trung cấp.

JLL ước tính, các chủ đầu tư Singapore đã đầu tư 1,2 tỷ USD vào các dự án BĐS tại Tp.HCM trong 2 năm qua, chủ yếu tập trung vào phát triển loại hình nhà ở.

Được biết, tổng giá trị tài sản của Tập đoàn Mapletree hiện đang sở hữu tại Việt Nam đã đạt đến hơn 1 tỷ USD, trong đó đầu tư hơn 400 triệu USD vào dự án Kumho Asian Plaza (tháng 7/2016). Bên cạnh đó, CapitaLand đã đầu tư hơn 400 triệu USD vào Việt Nam, bao gồm một thương vụ mua bán đầu tiên của chủ đầu tư này nhằm phát triển một khu đất dân cư tọa lạc tại quận 1, trị giá khoảng 51,9 triệu USD.

JLL cho biết, nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đã tăng trưởng đáng kể trong 5 năm qua, nhờ vào chi phí thấp hơn so với Trung Quốc. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu trung bình tăng 16%/năm từ năm 2011 – 2016, so với Trung Quốc chỉ đạt 6%. Trong năm 2016, lạm phát giảm, lãi suất huy động và cho vay lần lượt giảm xuống còn 5% và 8,5% đã giúp cho môi trường đầu tư trở nên ổn định hơn.

(Theo Infonet)
Read more…

Tp.HCM đề xuất xây thêm sân golf 135 ha

07:00 |
Sân golf rộng hơn 135 ha, 36 lỗ được xây dựng để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế cho tổng thể khu đô thị du lịch biển Cần Giờ.

Sở Quy hoạch Kiến trúc Tp.HCM vừa đề xuất UBND thành phố xin phép Thủ tướng bổ sung dự án sân golf Cần Giờ vào danh mục quy hoạch các sân golf Việt Nam đến năm 2020.

Sân golf Cần Giờ 36 lỗ, rộng hơn 135 ha tại khu vực ven biển xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh thuộc phía Nam huyện Cần Giờ (rộng 2.870 ha).

Việc bố trí sân golf Cần Giờ được cho là phương án sử dụng đất hiệu quả, nhằm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, góp phần hình thành khu du lịch tầm cỡ, tăng quỹ đất vui chơi giải trí, thể thao cho tổng thể khu đô thị du lịch biển Cần Giờ.

tphcm-de-xuat-xay-them-san-golf-135-ha


Theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc, sân golf Cần Giờ nằm hoàn toàn trên phần đất lấn biển, không có đất lúa nên phù hợp quy định.

Theo quy hoạch đã được phê duyệt, đến năm 2020 Tp.HCM có 5 sân golf. Hiện tại, sân bay Tân Sơn Nhất (hơn 157 ha) và sân golf Thủ Đức (266 ha) đã được đưa vào hoạt động. Ngoài ra, sân golf GS (200 ha) mới đi vào hoạt động một phần; sân golf Sing Việt ở huyện Bình Chánh (hơn 70 ha) đang giải phóng mặt bằng; sân golf Rạch Chiếc tại quận 2 vừa bị loại bỏ khỏi quy hoạch và thay thế bằng khu dân cư.

Bên cạnh đó, UBND Tp.HCM đang xem xét đề nghị bổ sung vào quy hoạch một sân golf 9 lỗ ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè.

(Theo Vnexpress)
Read more…

Đại gia phía Bắc "săn" cao ốc, khách sạn ở Tp.HCM

07:00 |
Có gần 1 thập niên đầu tư bất động sản (BĐS) tại Tp.HCM theo làn sóng Nam tiến, ông Thanh ngụ quận Đống Đa (Hà Nội) đang chuẩn bị dòng vốn 60 tỷ đồng mua nhà phố mặt tiền gần trung tâm để cùng đối tác kinh doanh khách sạn mini.

Ông Thanh cho hay, những nhà đầu tư có cùng mục tiêu đã lập quỹ gần 60 tỷ đồng để theo đuổi mô hình kinh doanh này và dự kiến tăng thêm 50% (ước tính tổng vốn đầu tư 90 tỷ đồng) nếu có chi phí phát sinh.

Giai đoạn đầu tiên là săn lùng nhà phố 4-5 tầng ở những tuyến đường nhỏ nhưng sôi động, có thể di chuyển thuận tiện về khu trung tâm để cải tạo lại,  do ông Thanh đảm nhận. Những vị trí sầm uất đang được đặt lên bàn cân xem xét là khu vực giáp lõi trung tâm quận 1 như quận 3, 5, Bình Thạnh, Phú Nhuận. Việc vận hành, phát triển thương hiệu sẽ do những đối tác trong nhóm cùng thực hiện. Nhà đầu tư này cho biết, họ chỉ làm mô hình khách sạn 2 sao hoặc căn hộ dịch vụ cho thuê quy mô nhỏ vì có nguồn cầu lớn đặt hàng dài hạn.

Chỉ mới Nam tiến được một vài năm nhưng thành công từ việc đầu tư nhà mặt phố làm văn phòng kết hợp với khách sạn tại Tp.HCM đã giúp ông Chấn (gốc Hải Phòng) mạnh tay săn đất để phát triển kinh doanh.

Một môi giới tham gia hỗ trợ giao dịch cho nhà đầu tư này tiết lộ, ông đã chuẩn bị nguồn vốn hơn trăm tỷ đồng tìm mua đất tại khu vực Tân Bình, Phú Nhuận, Gò Vấp để xây nhà phố cao tầng đa chức năng. Phần diện tích tầng trệt dành cho thuê show room, văn phòng. Từ tầng thứ 3 trở lên kết hợp giữa căn hộ dịch vụ (thuê trung hạn giá thương lượng) và khách sạn (thuê ngắn ngày) cùng với phòng trọ cao cấp (thuê dài hạn một năm trở lên).

dai-gia-phia-bac-san-cao-oc-khach-san-o-tphcm


Cũng săn lùng bất động sản tại Tp.HCM, một nhà đầu tư đến từ Hưng Yên lại có sở thích mua sỉ căn hộ oficetel (căn hộ có chức năng văn phòng kết hợp với nhà ở và khách sạn) tại các cao ốc chung cư có vị trí mặt tiền đường lớn để bán lại cho nhà đầu tư thứ cấp và cho thuê. Theo nguồn tin từ môi giới tư vấn các thương vụ này, hiện nay số lượng officetel được nhà đầu tư trên mua sỉ lên đến hàng chục căn rải rác ở các quận 5, quận 7, Phú Nhuận.

Trong hơn 1 thập niên qua, trường hợp nhóm nhà đầu tư phía Bắc, cụ thể là Hải Phòng đã rất thành công với mô hình bất động sản cho thuê (khách sạn 2-3 sao) tại Tp.HCM. Điển hình như thương hiệu khách sạn A&EM Hotel. Vị trí đơn vị này chọn để phát triển khách sạn tại Tp. HCM có đặc điểm là nằm ở những góc ngã tư, tuyến đường gần chợ Bến Thành, trung tâm quận 1 nhằm khai thác kết hợp giữa khách nội địa và quốc tế.

Từng là trưởng phòng đào tạo chuỗi khách sạn 3-4 sao tại Tp.HCM và nhiều tỉnh thành trên cả nước, ông Trang Minh Hà đánh giá, trào lưu săn nhà phố để xây khách sạn, căn hộ dịch vụ cho thuê tại Tp.HCM khá thịnh hành đối với nhóm nhà đầu tư phía Bắc.

Theo ông Hà, Tp.HCM có nhiều tuyến phố nổi tiếng với những dãy khách sạn, nhà cho thuê có chủ là đại gia phía Bắc, nhất là Hải Phòng. Các tuyến phố điển hình như: Đề Thám, Sương Nguyệt Anh, Bùi Thị Xuân,... và các trục đường gần chợ Bến Thành hầu như đa phần có chủ là nhà đầu tư gốc Bắc đã Nam tiến cách đây khoảng chục năm. Thời gian đầu, những đại gia này chỉ đơn thuần khai thác cho thuê. Nhưng về lâu dài, họ nhắm đến các quỹ đất có vị trí đắc địa và giá trị sẽ tăng lên theo thời gian.

Ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch Công ty Tư vấn bất động sản Sohovietnam cho biết, mới giới thiệu thành công một thương vụ chuyển nhượng dự án khách sạn trị giá 10 triệu USD tại Sài Gòn. Khách hàng mua thành công là nhà đầu tư từ miền Bắc. Ông Cần xác nhận, xu hướng đầu tư BĐS Tp.HCM của nhà đầu tư miền Bắc xuất hiện từ khá lâu, trong đó 3 phân khúc được quan tâm nhất gồm khách sạn (loại 2-3 sao), căn hộ dịch vụ và cao ốc văn phòng cho thuê. Trong tổng số những khách sạn loại 2-3 sao tại Tp.HCM, có đến 70-75% là người miền Bắc sở hữu.

Nhà môi giới này cho hay, bên cạnh khách hàng Hà Nội thì nhà đầu tư ở những địa phương khác cũng rất quan tâm đến bất động sản phía Nam, nhất là Hải Phòng và Quảng Ninh. Nhưng theo ông Cần, việc tìm để mua được một tài sản tốt có thể phải mất cả năm bởi ở thị trường này cả bên mua và bán đều không muốn rao bán một cách công khai và tiết lộ thông tin, mà thường qua đơn vị trung gian.

Sau khi mua những tài sản này, các nhà đầu tư thường có 2 xu hướng. Một là đưa cả gia đình vào định cư để tự quản lý tài sản. Hai là cho đơn vị khác thuê lại để kinh doanh khách sạn hoặc văn phòng với tỷ suất sinh lời khoảng 7,5- 8% - mức gấp rưỡi thị trường Hà Nội. Cũng theo ông Cần, thanh khoản ở phân khúc này khá tốt bởi bên cạnh tỷ suất sinh lời cao, đây đều là những dự án có sẵn một phần nguồn khách nên người mua chỉ việc tiếp nhận và đưa vào vận hành.

(Theo Vnexpress)
Read more…

Thị trường căn hộ Tp.HCM: gia tăng thanh khoản vào cuối năm

07:00 |
Tháng đầu tiên của quý IV/2016, thị trường bất động sản (BĐS) Tp.HCM tiếp tục sôi động với hàng loạt dự án mới được công bố. Thanh khoản của thị trường căn hộ có chiều hướng tăng vào cuối năm.

Sức mua gia tăng
Phân khúc căn hộ vẫn ghi nhận lượng giao dịch tăng trong tháng 10. Khu vực trung tâm thành phố tiếp tục chứng minh sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư, cụ thể như HaDo Centrosa Garden của Tập đoàn Hà Đô. Nhờ sở hữu quỹ đất rộng, tọa lạc ngay trung tâm quận 10 nên sau 2 tháng mở bán, 100% số căn biệt thự của dự án đã được khách mua hết. Riêng 2 block căn hộ là Orchid 1 và Orchid 2 thì 80% số căn được công bố đã bán ra thành công. 2 block căn hộ mới Jasmine 1 và Jasmine 2 ghi nhận lượng khách đặt giữ chỗ cao hơn so với đợt bán trước.

Một dự án khác nằm ngay trung tâm quận 7 là Saigon South Residences cũng ghi nhận sức mua tăng mạnh. Theo CĐT Phú Mỹ Hưng, chỉ riêng ngày mở bán đầu tiên, hơn 90% trong tổng số 521 căn hộ chào bán đã được đặt mua, vượt dự kiến 200 căn. Thanh khoản tích cực trong tháng còn phải kể đến La Astoria 2 (quận 2) của CĐT An Gia Hưng. Trước đó, CĐT đã hoàn thành việc mở bán La Astoria 1 vượt dự kiến. Hiện doanh nghiệp đang triển khai La Astoria 2 tại khu đất liền kề. Dù chưa công bố chính thức, đã có hơn 200 khách hàng đặt chỗ trước.

TNR Holdings Việt Nam cũng chia sẻ doanh số bán khả quan của dự án The GoldView trong tháng này. Đại diện doanh nghiệp cho biết sau khi tung ra chính sách bán ưu đãi với giá trị quà tặng hơn 1,7 tỷ đồng, lượng giao dịch thành công của dự án đã tăng thêm đáng kể. Ước tính ban đầu mức tăng tầm 20-30% so với thời điểm mở bán trước.

Sở dĩ các dự án trên có giao dịch tốt một phần là do giá bán hợp lý. Một nhà đầu tư tại quận 2 cho biết, rất khó tìm được dự án khoảng 1 -2 tỷ/căn/2 phòng ngủ tại khu trung tâm, khu Phú Mỹ Hưng hay cạnh khu Thủ Thiêm. Do vậy, nếu chủ đầu tư tiếp tục duy trì những lợi thế vốn có, thanh khoản của thị trường sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Xét trên tổng thể thị trường, phân khúc có giao dịch tốt nhất trong tháng qua vẫn là căn hộ tầm trung, giá từ 20 -32 triệu/m2. Quý IV cũng là thời điểm các chương trình bán hàng dịp cuối năm được tung ra. Mức giá, lãi suất ưu đãi, chiết khấu và phương thức thanh toán là những yếu tố được người mua nhà quan tâm. Tuy nhiên, tỷ lệ giao dịch tăng không đơn thuần đến từ các chương trình ưu đãi mà các yếu tố như tiến độ xây dựng tốt, chính sách thanh toán hợp lý và các yếu tố tích cực về quy hoạch hạ tầng cũng góp phần gia tăng lượng giao dịch.

thi-truong-can-ho-tphcm-gia-tang-thanh-khoan-cuoi-nam


Giá bán biến động trong các tháng tiếp theo
Theo nhận định của đại diện TNR Holdings Việt Nam, với những diễn biến hiện tại thì giai đoạn cuối năm, thị trường căn hộ sẽ có những chuyển biến tích cực, chỉ số giao dịch sẽ tăng hơn. Chỉ số này chủ yếu đến từ các dự án có tiến độ tốt, CĐT tung ra nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn. Để cạnh tranh, các CĐT sẽ tập trung vào các chương trình hướng tới lợi ích của khách hàng. Vì thế, thị trường căn hộ sẽ tiếp tục thu hút được cả người mua để ở và để đầu tư.

Bên cạnh thanh khoản cải thiện, thị trường bắt đầu xuất hiện tình trạng giá chênh. Một số căn hộ diện tích nhỏ thuộc dự án HaDo Centrosa Garden xuất hiện tình trạng giá bán thứ cấp tăng 50 -70 triệu/căn ngay khi vừa mở bán. Các suất đặt chỗ tại dự án Saigon South Residences được rao bán lại chênh từ 40 -60 triệu/căn. Dự án The GoldView được chào bán trên thị trường sơ cấp với giá tăng từ 6 -10% so với giá mới nhất mà CĐT công bố.

Tuy nguồn cung căn hộ trên thị trường đang rất lớn nhưng những dự án được đánh giá là chất lượng lại không nhiều. Chính vì vậy, giá bán tại một số dự án, nhất là khu vực trung tâm đang có dấu hiệu tăng nhẹ ở thị trường sơ cấp và thứ cấp. Nếu so với giá bán ở những dự án cùng khu vực, cùng phân khúc tại Tp.HCM thì giá bán sơ cấp đang có dấu hiệu tịnh tiến qua mỗi quý tầm 3 - 5%, so với năm 2015 thì giá bán đã cao hơn 10 - 12%. Riêng giá bán thứ cấp thì tăng mạnh hơn, nhiều dự án giá giao dịch tăng lên đến 20% so với giá sơ cấp ban đầu.

Bà Lê Thị Huyền Trang – Trưởng Bộ phận nghiên cứu JLL Việt Nam cho rằng, trong quý cuối năm và năm 2017, giá phân khúc căn hộ cũng như biệt thự, liền kề sẽ tiếp tục có những diễn biến tích cực. Giá khó có thể đi xuống mà sẽ chỉ đi ngang hoặc tăng nhẹ. Đơn vị này cũng đưa ra nhận định, giá BĐS có thể tăng tầm 3-5% qua mỗi năm. Những tháng cuối năm là thời điểm mà tính thanh khoản của thị trường cao nhất năm, giao dịch nhà đất được nhận định sẽ tiếp tục sôi động với nhiều dự án mới tung ra, tập trung chủ yếu ở phân khúc trung – cao cấp với mức giá bán từ 20 -35 triệu/m2.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM, thời điểm Tết Âm lịch là giai đoạn thị trường BĐS phát triển mạnh nhất, sức mua luôn dồi dào, đặc biệt là khi các ngân hàng thương mại đang có động thái giảm lãi suất cho vay. Vấn đề còn lại của doanh nghiệp là mang đến cho khách hàng một sản phẩm tốt với mức giá hợp lý kèm theo các chính sách hỗ trợ khoa học. Nếu kết hợp tốt các yếu tố trên, giao dịch thị trường thời điểm cuối năm sẽ bùng nổ mạnh mẽ.

(Nhịp sống thời đại)
Read more…

Kéo dài tuyến metro số 1 từ Tp.HCM đến Bình Dương và Đồng Nai

07:00 |
Theo Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp.HCM, Bộ Kinh tế, Thương mại và Du lịch Nhật Bản đã đồng ý hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu sơ bộ kéo dài tuyến metro số 1 từ Tp.HCM đến Bình Dương và Đồng Nai.

Ông Hoàng Như Cương, Phó trưởng ban Ban Quản lý đường sắt đô thị cho biết, theo điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải Tp.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, tuyến metro số 1 có lý trình từ Bến Thành đến Suối Tiên, chiều dài khoảng 19,7 km và nghiên cứu kéo dài tới tỉnh Bình Dương và TP. Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai).

Theo đó, từ Suối Tiên metro sẽ kéo dài thêm 2km để đến nút giao sẽ tạo thành 2 nhánh. Nhánh 1 từ Suối Tiên – Biên Hòa sẽ bắt đầu từ ga Suối Tiên, dọc theo quốc lộ 1 đến ngã 3 Chợ Sặt, TP. Biên Hòa; nhánh 2 Suối Tiên – Bình Dương sẽ từ ga Suối Tiên đến đường Mỹ Phước – Tân Vạn.

Dự kiến, UBND Tp.HCM sẽ chịu trách nhiệm liên quan đến kỹ thuật đầu máy, toa xe metro cũng như thu hồi đất từ Suối Tiên đến ga nút giao với 2 tỉnh. UBND các tỉnh sẽ chịu trách nhiệm thu hồi đất cũng như thiết kế hạ tầng các nhà ga trên địa bàn của mình.

Được biết, tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên có tổng vốn đầu tư hơn 2,07 tỷ USD với chiều dài 19,7 km, trong đó có 2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao. Dự án dự kiến sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2020.

keo-dai-tuyen-metro-so-1-tu-tphcm-den-binh-duong-va-dong-nai
Nghiên cứu kéo dài tuyến metro số 1 từ Tp.HCM đến Bình Dương và Đồng Nai

Trước đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh cho rằng, tỉnh Đồng Nai có vị trí địa lý quan trọng, là cửa ngõ phía đông của Tp.HCM kết nối với các tỉnh, thành phía Bắc và Tây Nguyên. Hiện tại, Đồng Nai có 29 khu công nghiệp đang hoạt động và thu hút 1.037 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký khoảng 20 tỷ USD. Bên cạnh đó, một lượng lớn chuyên gia và lực lượng lao động đang làm việc tại Đồng Nai nhưng sinh sống tại Tp.HCM nên thường xuyên đi lại. Mặt khác, Tp.HCM với vai trò là trung tâm kinh tế, dịch vụ, y tế, giáo dục của vùng Đông Nam bộ nên việc di chuyển bằng phương tiện giao thông, nhất là phương tiện cá nhân dẫn đến quá tải, ùn tắc giao thông cửa ngõ phía đông Tp.HCM.

Ông Trần Thanh Liêm, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đề xuất cần kéo dài tuyến metro thêm khoảng 2 km để đặt nhà ga cuối tại phường Bình Thắng, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Theo Chủ tịch tỉnh Bình Dương, phương án này sẽ giảm thiểu tối đa việc di dời các công trình hạ tầng tiện ích ngầm, có tiềm năng trong việc phát triển các khu đô thị, dịch vụ xung quanh khu vực nhà ga. Ngoài ra, việc kéo dài thêm gần 2km metro sẽ tạo được tính kết nối khu vực giữa 3 đô thị Tp.HCM, thành phố mới Bình Dương và Biên Hòa, giải quyết được nhu cầu vận chuyển hành khách công cộng cũng như nhu cầu đi lại của người dân giữa 3 đô thi về lâu dài.

Bên cạnh đó, việc kết nối này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho chiến lược xây dựng và phát triển đô thị Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, góp phần giảm áp lực dân cư và ùn tắc giao thông cho Tp.HCM.

Trước đề xuất của UBND các tỉnh, Tp.HCM đã chỉ đạo Ban Quản lý đường sắt nội đô tổ chức nghiên cứu và báo cáo UBND Tp.HCM. Việc nghiên cứu kéo dài tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng 1/2017.

(Theo Thời báo Ngân hàng)
Read more…

Tp.HCM đầu tư 3.000 tỷ đồng xây dựng cầu Bình Tiên nối khu Nam

07:00 |
UBND Tp.HCM vừa phê duyệt lựa chọn nhà đầu tư dự án xây dựng cầu đường Bình Tiên (đoạn từ đường Phạm Văn Chí đến Tạ Quang Bửu và từ Tạ Quang Bửu đến Nguyễn Văn Linh), thuộc quận 6, quận 8, huyện Bình Chánh.

Dự án được chia làm 2 đoạn do 4 nhà đầu tư thực hiện. Theo đó, đoạn từ đường Phạm Văn Chí, quận 6 đến đường Tạ Quang Bửu, quận 8 do liên danh Công ty TNHH dịch vụ thương mại sản xuất xây dựng Đông Mê Kông và Tổng công ty 319 đầu tư. Đoạn này sẽ xây một cầu vượt qua kênh Tàu Hũ, kênh Đôi với tổng số vốn 2.605 tỷ đồng, trong đó đền bù giải phóng mặt bằng là 925 tỷ đồng.


Do dự án được đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) nên chính quyền Tp.HCM cho phép nhà đầu tư được thanh toán 40% chi phí thực hiện dự án bằng khai thác các khu đất thuộc phường 6, 14, 15 (quận 8) và các khu đất khác nếu chưa đủ cân đối, số còn lại 60% là từ ngân sách thành phố.

tphcm-dau-tu-3000-ty-dong-xay-dung-cau-binh-tien-noi-khu-nam


Đoạn thứ 2 từ đường Tạ Quang Bửu (quận 8) đến đường Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh) với chiều dài gần 1.9 km sẽ do liên danh Công ty cổ phần Licogi 16 và Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Bình Chánh đầu tư với tổng số vốn 903.6 tỉ đồng, trong đó giải phóng mặt bằng khoảng 200 tỷ đồng. Đoạn này nhà đầu tư thu hồi vốn bằng hình thức khai thác các khu đất dọc tuyến cầu đường Bình Tiên và một số khu đất khác.

Theo thiết kế, cầu Bình Tiên (bao gồm cả đường dẫn) có chiều dài khoảng 3.200 m, rộng 30-40 m, với 4 làn xe trên tuyến chính và các đường hai bên. Điểm đầu kết nối với đường Phạm Văn Chí, quận 6, băng qua đại lộ Đông - Tây, kênh Tàu Hủ, kênh Đôi (quận 8) và điểm cuối kết nối với đường Nguyễn Văn Linh tại vị trí cách Quốc lộ 50 hiện hữu khoảng 600 mét về phía cầu Bà Lớn trên địa bàn huyện Bình Chánh

(Theo Trí thức trẻ) 
Read more…

Đầu tư tiền vào địa ốc, lời gấp đôi ngân hàng?

07:00 |
Trong lĩnh vực bất động sản, dù không mới nhưng cam kết lợi nhuận vẫn là chiêu khá hiệu quả trong việc thu hút khách hàng.

Minh Tú, nhân viên môi giới chuyên bán bất động sản nghỉ dưỡng khuyên khách hàng nên đầu tư vào bất động sản, không nên gửi tiền trong ngân hàng. Bởi lẽ bất động sản còn tăng giá trong tương lai. Trong khi đó, gửi tiết kiệm ngân hàng, lãi suất chỉ có 6 - 7%, không bù lại lạm phát. Lời khuyên của Minh Tú khiến khách hàng không khỏi tò mò. Trong lĩnh vực bất động sản, dù không mới nhưng cam kết lợi nhuận vẫn là chiêu khá hiệu quả trong việc thu hút khách hàng.

Chị Hoàng Anh, một nhà đầu tư cá nhân, chia sẻ: “Tiền gửi tiết kiệm chỉ là gửi tạm trong lúc chờ kênh đầu tư thích hợp thôi. Mới đây, ngân hàng lại giảm lãi suất huy động còn chưa đầy 7%/năm. Trong khi đó, hiện có nhiều dự án bất động sản cam kết rất cao so với lãi suất tiết kiệm. Tuy nhiên, con số cam kết là 1 chuyện, còn thực tế thì mình phải xem xét chứ không phải dự án nào cam kết lợi nhuận cao là mình cứ lao đầu vào”.

dau-tu-tien-vao-dia-oc-loi-gap-doi-ngan-hang


Theo lãnh đạo 1 doanh nghiệp, các ông lớn xác lập "luật chơi" thì chuyện các doanh nghiệp nhỏ “ăn theo” là chuyện dễ hiểu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khi lợi nhuận bị đẩy lên quá cao thì mức giá bán ra cũng được đẩy lên tương ứng và khách hàng vẫn là người gánh chịu. Trên thị trường một số dự án nhờ có những yếu tố cộng hưởng về hạ tầng và tiềm năng tăng giá, không cần cam kết lợi nhuận vẫn bán chạy.Hiện nay, tâm điểm của cuộc đua cam kết lợi nhuận là bất động sản nghỉ dưỡng. Thời điểm khoảng 1 năm về trước, một số sản phẩm được cam kết mức lợi nhuận 6%/năm thì nay các chủ đầu tư đã đồng loạt đẩy mức cam kết lợi nhuận lên 9 - 10%/năm, thậm chí 12%/năm. Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc hầu như không có dự án nào nằm ngoài “luật chơi” này.

Không chỉ phân khúc nghỉ dưỡng, phân khúc căn hộ, Office-tel cũng có nhiều dự án đưa ra chương trình bán hàng kèm cam kết thuê lại. Nếu như trước đây việc cam kết thuê lại này tập trung chủ yếu ở những dự án giá trên dưới 2 tỷ/căn thì nay đã lan rộng đến những dự án giá tầm dưới 1 tỷ/căn. Trong đó, có thể kể đến các dự án như: Heaven Riverview đưa ra cam kết thuê lại 5 - 7 triệu/tháng cho căn hộ giá từ 800 triệu; City Tower cam kết thuê lại 15 triệu/tháng cho căn hộ giá từ 950 triệu; Xi Grand Court cam kết thuê lại 900 - 1.000 USD cho căn hộ 2 - 3 phòng ngủ…

Tổng giám đốc Công ty Nhà Thời Đại, ông Trần Minh Nhật cho rằng việc đưa ra cam kết thuê lại là 1 phần minh chứng cho tính khả thi của dự án. Tuy nhiên, khách hàng phải xem xét uy tín, năng lực của chủ đầu tư để biết khả năng triển khai dự án của họ có tốt không hay chỉ là quảng cáo. Khách hàng không nên chỉ nhìn vào con số lợi nhuận mà chủ đầu tư đưa ra. Bên cạnh đó, khách hàng cũng cần lưu ý về điều kiện liên quan đến cam kết thuê lại. Chủ đầu tư yêu cầu thiết kế, nội thất theo chuẩn nào, chi phí ra sao… những điều kiện để được thanh toán phần thuê lại như cam kết phải được đưa rõ ràng vào hợp đồng để tránh phát sinh tranh chấp về sau.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM thì bất động sản vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn, đặc biệt là những dự án vừa mang lại dòng tiền cho thuê vừa có khả năng tăng giá nhờ các yếu tố cộng hưởng. Việc chủ đầu tư cam kết lợi nhuận ở mức cao hơn lãi suất huy động và thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng là giải pháp huy động vốn thông minh, vừa có lợi cho khách hàng có nhu cầu thực, vừa có lợi cho chủ đầu tư.

Bên cạnh yếu tố so sánh con số lợi nhuận các kênh đầu tư, khách hàng cũng cần xem xét nhu cầu thực tế của thị trường cho thuê và thời gian cam kết của chủ đầu tư. Nếu nhu cầu thuê cao, bền vững thì việc duy trì lợi nhuận sau thời gian cam kết là hoàn toàn khả thi. Còn nếu ở chiều ngược lại thì có thể việc đưa ra con số cam kết chỉ là chiêu quảng cáo câu khách.

(Theo Vietnamnet)
Read more…

Dòng kiều hối khiến bất động sản Tp.HCM phát triển mạnh mẽ

07:00 |
Lượng kiều hối chuyển về địa bàn TP.HCM, tính đến cuối tháng 8/2016 qua các kênh chính thức ước đạt 2,9 tỷ USD, tăng gần 6% so với cùng kỳ năm trước.

Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM, ông Nguyễn Hoàng Minh cho biết con số này tăng tới 14% so với tháng trước. Đặc biệt, nguồn kiều hối đang có sự dịch chuyển trở lại đối với thị trường bất động sản sau một thời gian dài lĩnh vực này đóng băng và giao dịch trầm lắng. Thị trường khởi sắc nên các kiều bào bắt đầu nhìn thấy cơ hội.

Cả nước đã có hơn 7.000 kiều bào đứng tên sở hữu nhà ở tại Việt Nam, trong đó có TP.HCM kể từ khi Luật Nhà ở (sửa đổi) cho phép kiều bào mua nhà trong nước được Quốc hội thông qua vào tháng 11/2014. Có nhà tại quê hương chính là điều kiện cơ bản để kiều bào có thể thường xuyên về nước mang theo những tích lũy kiều hối nơi xứ người.

dong-kieu-hoi-khien-bat-dong-san-tphcm-tang-manh


Ông Minh cho biết với tình hình kinh tế phục hồi khá mạnh so với mặt bằng chung của cả nước, lượng kiều hối chuyển về trên địa bàn Tp.HCM trong năm 2016 tiếp tục khả quan, dự kiến đạt khoảng 5,7 - 5,8 tỷ USD.

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), lượng kiều hối đầu tư vào sản xuất kinh doanh trồi sụt lớn trong các giai đoạn khác nhau. Từ năm 2010-2013 chiếm 27%-30%, năm 2014 chỉ còn 16% và đến năm 2015 tăng vọt lên 70,6%.

Phó Viện trưởng CIEM, TS. Nguyễn Kim Chung nhận định sự biến động này là do ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế. Khi kinh tế khó khăn, người có tiền không muốn đầu tư vào sản xuất - kinh doanh mà trú ẩn ở tiết kiệm, đầu tư bất động sản...

Tương đồng với kết quả nghiên cứu của CIEM, số liệu của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại TP.HCM cũng khẳng định điều trên. Thực tế, 70,8% kiều hối ở TP.HCM chuyển vào sản xuất - kinh doanh, khoảng 21% đổ vào bất động sản và 7% là để hỗ trợ thân nhân, gia đình.

Với hơn 4 triệu kiều bào ở nước ngoài, lượng kiều hối Việt Nam đang tăng nhanh. Chính sách nhà nước rất thông thoáng, tạo điều kiện dễ dàng cho người thụ hưởng kiều hối trong những năm gần đây. Người nhận không phải đóng thuế thu nhập cá nhân, không phải trả phí. Lượng kiều hối chuyển về được xem là nguồn lực vàng xây dựng, phát triển đất nước vì nguồn tiền này không phải đi vay hay trả lãi.

Chính sách chống đô-la hóa của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thời gian qua (giảm lãi suất tiền gửi USD về 0%/năm, áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm niêm yết hàng ngày, siết lại đối tượng cho vay ngoại tệ) đã không ảnh hưởng đến nguồn kiều hối về Việt Nam để gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ như lo ngại.

(Theo Trí thức trẻ) 
Read more…

Tp.HCM sẽ xây cầu nối quận 7 với khu trung tâm thành phố

07:00 |
Theo thông tin từ Sở Giao thông Vận tải (Tp.HCM), HĐND thành phố đã chấp thuận cho phép đầu tư dự án cầu Nguyễn Khoái nối quận 7 với khu trung tâm Tp.HCM.

Theo dự kiến, cầu Nguyễn Khoái bắc qua kênh Tẻ, nối khu Nam Sài Gòn với khu trung tâm Tp.HCM sẽ được khởi công vào năm sau để giảm tải cho cầu Kênh Tẻ, đồng thời giảm ùn tắc giao thông ở khu vực Nam Sài Gòn.

Cụ thể, dự án cầu Nguyễn Khoái có tổng chiều dài khoảng 1km, trong đó chiều dài 346 m, chiều rộng 22,5m. Điểm đầu của dự án bắt đầu từ đường D1 khu dân cư Him Lam thuộc quận 7; điểm cuối nằm ở đường Bến Vân Đồn thuộc quận 4.

Dự án có tổng mức đầu tư 1.250 tỉ đồng, dự kiến khởi công trong năm 2017 và hoàn thành sau 18 tháng thi công. Sau khi hoàn thành, cầu Nguyễn Khoái sẽ kết nối khu Nam Sài Gòn với khu trung tâm thành phố, tạo thêm một hướng đi nữa về khu trung tâm để giảm tải cho cầu Kênh Tẻ hiện nay đang bị ùn tắc nghiêm trọng.

tphcm-se-xay-cau-noi-quan-7-voi-khu-trung-tam
Phối cảnh cầu Nguyễn Khoái

Thời gian qua, khu vực phía Nam Sài Gòn gồm quận 4, quận 7, quận 8 và huyện Nhà Bè có nhiều khu đô thị mới, dự án chung cư đưa vào sử dụng đã thu hút lượng người về khu phía Nam sinh sống rất đông. Trong khi khu vực này đang bị ngăn cách với khu trung tâm bởi kênh Tàu Hủ, kênh Bến Nghé, kênh Tẻ, kênh Đôi.

Việc kết nối khu Nam với khu trung tâm chủ yếu thông qua các cây cầu Nhị Thiên Đường, Chữ Y, Chánh Hưng, Nguyễn Văn Cừ, Kênh Tẻ và Tân Thuận. Nhưng hiện nay các cây cầu này đều quá tải do chiều ngang hẹp. Khi đường hai bên được mở rộng thì các dốc cầu trở thành nút thắt cổ chai nên thường xảy ra ùn tắc.

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Tp.HCM cho biết, quy hoạch phát triển giao thông đến năm 2020 sẽ mở rộng các trục đường kết nối khu trung tâm với khu phía Nam và xây thêm cầu Kênh Tẻ 2, cầu Nguyễn Khoái để kết nối từ khu Nam với khu trung tâm.

Liên quan đến bức xúc của người dân về tình hình kẹt xe ở các cây cầu nối từ khu Nam sang khu trung tâm, Sở GTVT cũng thừa nhận rằng, hiện nay các cây cầu này chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Song, việc xây dựng cầu mới để giảm tải cho các cầu hiện tại còn phụ thuộc vào nguồn vốn và giải phóng mặt bằng. Vì vậy, Sở sẽ xác định ưu tiên đầu tư trước các cây cầu có khả năng kết nối thuận lợi nhất để mang lại được hiệu quả tức thời.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn Online)
Read more…

Tp.HCM: Giao đất cho doanh nghiệp xây tòa tháp 86 tầng tại Thủ Thiêm

07:00 |
Mới đây, UBND Tp.HCM đã có quyết định về việc giao 111.532 m2 đất có thu tiền sử dụng đất, thời hạn sử dụng 50 năm kể từ ngày 23/6/2015 và giao 34.086 m2 đất không thu tiền sử dụng đất cho Công ty TNHH Liên doanh Thành phố Đế vương để xây dựng Khu phức hợp tháp quan sát trong khu lõi trung tâm của khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Chủ đầu tư dự án là công ty liên doanh với tỷ lệ vốn liên doanh là 50%-50% giữa đối tác trong nước gồm Công ty TNHH bất động sản Trần Thái, Công ty CP bất động sản Tiến Phước và đối tác nước ngoài là Công ty Denver Power Ltd (Vương quốc Anh) trực thuộc Tập đoàn tài chính đa quốc gia Gaw Capital Partners.

tphcm-giao-dat-cho-doanh-nghiep-xay-toa-thap-86-tang


Trước đó, ngày 30/06/2015, Tp.HCM đã trao Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH liên doanh thành phố Đế Vương thực hiện dự án Khu phức hợp tháp quan sát trong khu lõi trung tâm của khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Theo quy hoạch, dự án có mục tiêu là xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên khu đất diện tích khoảng 14.5 ha nằm dọc theo trục đường Mai Chí Thọ và ven sông Sài Gòn, phát triển và vận hành một khu phức hợp bao gồm khách sạn 5 sao, trung tâm thương mại cao cấp, văn phòng làm việc và bãi đậu xe ngầm, căn hộ dịch vụ,… theo tiêu chuẩn quốc tế với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 730,000 m2.

Dự án gồm 1 tòa nhà đa chức năng cao 86 tầng với kiểu dáng kiến trúc độc đáo mang tính biểu tượng và là công trình điểm nhấn cao nhất Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Dự kiến, tổng mức đầu tư dự án là 26,000 tỷ đồng (tương đương 1.2 tỷ USD); được triển khai xây dựng từ năm 2015 và hoàn thành toàn bộ vào năm 2022 theo 4 giai đoạn.

Sau khi Công ty TNHH Liên doanh thành phố Đế Vương đã đầu tư, xây dựng hoàn chỉnh theo đúng quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật được duyệt sẽ bàn giao lại toàn bộ diện tích 34,086 m2 cho Ban Quản lý Đầu tư - Xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm và các cơ quan, đơn vị chuyên ngành quản lý, khai thác theo quy định.

(Theo Trí thức trẻ) 
Read more…

Hà Nội: Bất động sản cao cấp lộ diện nhiều nguồn cung mới

07:00 |
Trong suốt 2 năm qua, thanh khoản tăng cao khiến nguồn cung bất động sản (BĐS) cao cấp Hà Nội được bổ sung mạnh mẽ và đang tiếp tục gia tăng với tốc độ chóng mặt.

Cuối năm 2015, đầu 2016, khi hàng loạt dự án chung cư cao cấp được mở bán trước đó chưa bán hết hàng, thì thị trường căn hộ cao cấp Hà Nội lại tiếp tục được bổ sung nguồn cung lớn tại hàng loạt dự án.

Những dự án gia nhập thị trường giai đoạn đầu năm 2016 có thể kể đến như: Thanh Xuân Tower, GoldSeason (quận Thanh Xuân), Season Avenue Hà Đông hay dự án 265 Cầu Giấy,...

Giữa quý III/2016, thị trường căn hộ Hà Nội tiếp tục đón nhận nguồn cung căn hộ cao cấp đáng kể tại dự án Vinhomes Metropolis trên đường Liễu Giai của Tập đoàn Vingroup. Dự án gồm 3 khối tháp căn hộ cao 41 - 45 tầng, tọa lạc tại vị trí đắc địa bậc nhất Thủ đô. Sau khi được giới thiệu ra thị trường, Vinhomes Metropolis đã thu hút được sự quan tâm đông đảo của người có nhu cầu mua nhà.



Trong suốt 3 - 4 tháng trở lại đây, khu “đất vàng” Đông Nam đường Trần Duy Hưng (đối diện siêu thị BigC) được chủ đầu tư triển khai rầm rộ, mặc dù thông tin chính thức việc triển khai dự án, kế hoạch bán hàng... vẫn chưa được tiết lộ.

Theo tìm hiểu được biết, khu đất Đông Nam đường Trần Duy Hưng có quy mô khoảng 5 ha, trước đây từng là dự án StarCity Centre của Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group). Nhưng do gặp nhiều khó khăn nên giữa năm 2015, doanh nghiệp này đã chuyển nhượng lại dự án cho một đơn vị thuộc Vingroup.

Cho đến nay, mặc dù đã triển khai được nhiều hạng mục, song chủ đầu tư vẫn chưa công bố thông tin chính thức nào về dự án này. Tuy vậy, việc dự án gắn với tên tuổi lớn Vingroup là một hấp dẫn cực lớn và được nhiều khách hàng quan tâm. Vì vậy, dù chủ đầu tư chưa hề có thông tin chính thức về dự án, nhưng trên thị trường đã có rất nhiều đơn vị phân phối quảng cáo nhận đặt mua căn hộ dự án Vinhomes Trần Duy Hưng.

Bên cạnh các dự án kể trên, thị trường Hà Nội cũng đang lần lượt lộ diện hàng loạt dự án BĐS cao cấp với nguồn cung khá lớn.

Hồi đầu tháng 9/2016, Trung tâm triển lãm Giảng Võ (148 Giảng Võ, quận Ba Đình) đã chính thức được chủ đầu tư tháo dỡ để phát triển thành một tổ hợp BĐS, còn dự án Trung tâm triển lãm Quốc gia mới sẽ được xây dựng tại huyện Đông Anh.

Hiện nay, khu đất dự án này cũng thuộc sở hữu của một đơn vị do Vingroup nắm quyền kiểm soát, sau khi đơn vị này tiến hành cổ phần hóa.

Được biết, khu đất 148 Giảng Võ có quy mô gần 7 ha, đã được quy hoạch thành tổ hợp thương mại và nhà ở hiện đại, trong đó có tòa tháp cao 50 tầng, quy mô dân số lên đến 7.345 người. Có thể thấy, việc triển khai dự án tổ hợp này đồng nghĩa với việc thị trường sẽ đón nhận thêm nguồn cung căn hộ cao cấp lớn trong thời gian tới.

Cạnh siêu dự án 148 Giảng Võ là một dự án BĐS lớn khác, tại số 138 và 138B Giảng Võ. Dự án có quy mô 15.600 m2 này nằm trên lô đất của Trường đại học Y tế công cộng cũ, hiện đã được Văn Phú Invest đầu tư xây mới theo dạng BT. Vừa qua, Văn Phú Invest đã bàn giao trụ sở mới của Trường đại học Y tế công cộng tại Cổ Nhuế (Bắc Từ Liêm) và chính thức nhận bàn giao lại toàn bộ khu đất rộng 15.600 m2 này.

Theo một nguồn tin, hiện Văn Phú Invest đang cấp tập trong việc nhận bàn giao mặt bằng để chuẩn bị triển khai tổ hợp nhà ở cao cấp của doanh nghiệp này.        

(Theo Đầu tư chứng khoán) 
Read more…

Đại gia địa ốc tranh nhau "đất vàng" trung tâm TP.HCM

07:00 |
Thời gian tới, các khu chung cư cũ nằm ở những mảnh đất đắc địa thuộc quận 1, quận 3 hay quận Bình Thạnh (Tp.HCM)sẽ phải di dời để lập dự án đầu tư xây mới. Những khu đất này đều lọt vào tầm ngắm của các đại gia địa ốc.

70 chung cư cũ với hơn 7.249 hộ dân đang sinh sống ở Tp.HCM sẽ phải di dời, tháo dỡ trong thời gian tới. 3 lô chung cư cũ với quy mô 10.000m2 sàn sẽ được sửa chữa. 61 lô chung cư cũ với quy mô khoảng 9.870 căn hộ, tương đương 901.696m2 sàn được đồng thời khởi công xây dựng mới thay thế.

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), ông Lê Hoàng Châu cho biết nhiều doanh nghiệp đang quan tâm tới các chung cư cũ có vị trí đắc địa như chung cư Nguyễn Thiện Thuật (Q.3), chung cư Cô Giang (Q.1), chung cư Thanh Đa (Bình Thạnh). Những chung cư này đều nằm ngay mặt tiền đường trục chính kết nối giữa quận này với quận khác. Nhiều doanh nghiệp BĐS trên địa bàn, trong đó có một số "ông lớn" đã nhanh chóng đăng ký tham gia khi thành phố công bố danh mục những dự án chung cư cần phải được di dời, phá sập và xây mới.      

Ông Châu cho biết Nghị định 101/NĐ-CP của Chính phủ đã cho phép thành phố chủ động hơn trong việc lựa chọn các nhà đầu tư tham gia chương trình. Chính sách mới còn cho phép tăng hệ số sử dụng đất và chiều cao công trình, không khống chế mức lợi nhuận nếu nhà đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách. Bên cạnh đó, người dân được tái định cư tại chung cư mới, được quyền thoả thuận mức giá phù hợp với chủ đầu tư... Nhận thấy khả năng thu hồi vốn đầu tư là có thật nên các nhà đầu tư tham gia ngày một nhiều.  

dai-gia-dia-oc-tranh-nhau-dat-vang-trung-tam-tphcm


Dự án cải tạo chung cư cũ tại Tp.HCM, đặc biệt đối với các chung cư ở khu vực trung tâm như quận 1, quận 3, hiện có 24 doanh nghiệp địa ốc muốn tham gia. Tập đoàn C.T Group đã đăng ký tham gia tới gần 90 lô trong 98 lô chung cư cũ tại Q.1. Đối thủ của C.T Group tại địa bàn Q.1 còn có các công ty bất động sản khác như: Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận, Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc, Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển nhà Gia Bảo và liên danh Vinaconex - Hoàng Sơn - Quân Anh. 

Có 35 trên tổng số 45 lô chung cư ở Q.3 được các nhà đầu tư quan tâm. 11 lô của chung cư Nguyễn Thiện Thuật nhận được sự quan tâm của tập đoàn Novaland. Với những chung cư cũ sắp sập tại Q.1, đã có đến 29 đại gia địa ốc như Him Lam Land, Hưng Thịnh, Phúc Khang... đăng ký nhận dự án đầu tư mới. 

Việc tham gia cải tạo và đầu tư mới nhiều dự án chung cư xuống cấp nghiêm trọng trên địa bàn TP.HCM là một quá trình "khó nhằn", do cơ chế - chính sách hỗ trợ đền bù, di dời giải toả chưa theo kịp. Quỹ đất vàng đầu tư dự án mới tại Tp.HCM đang hạn hẹp trong khi nhiều khu chung cư xuống cấp nằm ở những vị trí khá đắc địa. Điều này tất yếu dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp tham gia "tranh tài" trong các kế hoạch chỉnh trang đô thị của Tp.HCM 

Thành phố phải thật sự có sự sàng lọc rõ ràng, tìm kiếm những doanh nghiệp có năng lực để đẩy nhanh tiến độ. Việc đầu tư xây dựng mới thay thế các chung cư cũ hư hỏng nặng, nguy hiểm góp phần chỉnh trang đô thị, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân, cải thiện môi trường. Tuy nhiên, kết quả tháo dỡ, cải tạo, xây dựng mới chung cư cũ rất khiêm tốn  trong 10 năm qua (2006-2015).  

Theo các cơ quan chức năng, khó khăn lớn nhất khi cải tạo chung cư cũ là lượng dân số ở chung cư đông, việc thương lượng bồi thường khó khăn, kéo dài, công tác tái định cư tốn kinh phí lớn. Ngoài ra, chính sách trong việc cải tạo, xây dựng mới chung cư cũ chưa hấp dẫn nhà đầu tư cũng như các địa phương chưa chủ động để đón nhà đầu tư. Chung cư cũ Thanh Đa là minh chứng điển hình cho điều này. Rất nhiều cuộc thương lượng diễn ra trong hơn 10 năm qua đều bất thành. Đến nay vẫn còn gần 10 hộ dân vẫn kiên trì khiếu nại về mức đền bù, hoán đổi nền tái định cư mới. Trong khi, nhà đầu tư trông chờ vào chính quyền để được nhận mặt bằng cải tạo thì dự án ngày một xuống cấp và có thể sập bất kì lúc nào.

Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng thường kéo dài nhiều năm khiến doanh nghiệp sợ chôn vốn. Giám đốc Công ty Lê Thành, ông Lê Hữu Nghĩa cho biết khi đầu tư dự án cải tạo, xây mới chung cư cũ, doanh nghiệp ngại nhất là khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng do phải trực tiếp gặp gỡ, thương lượng bồi thường với quá nhiều hộ dân. Chỉ cần vài hộ không đồng thuận giá bồi thường, dự án bị ách lại vô thời hạn. "Ngâm vốn lâu như thế, doanh nghiệp có khả năng phá sản như chơi”, ông Nghĩa nói. 

Chính sách ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước chưa đủ hấp dẫn trong khi doanh nghiệp bị ràng buộc khá nhiều về quyền lợi, nghĩa vụ khi tham gia các dự án xây mới chung cư. 

Ông Lê Hoàng Châu cho biết thêm thành phố cần phải giúp doanh nghiệp giải quyết tốt khâu đền bù, di dời giải toả vì nếu càng kéo dài càng tạo rủi ro cao cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, thành phố cần xem xét cho phép tăng chỉ tiêu dân số khi đã cho phép tăng chiều cao công trình sẽ giúp nhà đầu tư thu hồi vốn tốt hơn. 

(Theo Trí thức trẻ) 
Read more…

Thị trường BĐS Tp.HCM bước vào cuộc đua nước rút

07:00 |
Quý IV/2016, thị trường BĐS Tp.HCM tiếp tục chứng kiến sự sôi động khi hàng loạt doanh nghiệp địa ốc công khai kế hoạch bung hàng, bước vào chặng đua nước rút nhằm chiếm lĩnh thị phần.

Đua nhau bung hàng
Theo nhận định của các chuyên gia, sự khác biệt cơ bản về nguồn cung chính là điểm nhấn đáng chú ý nhất của thị trường bất động sản (BĐS) giai đoạn này. Nếu như trong cùng thời điểm năm 2015 và những quý đầu năm 2016, phân phúc căn hộ tầm trung chiếm lĩnh thị trường thì bắt đầu từ quý III/2016, những sản phẩm được tung ra chủ yếu thuộc dòng căn hộ cao cấp, biệt thự, nhà phố, đất nền. Nổi bật là tại các khu vực phía Đông, Nam và Tây Bắc TP.

Cụ thể, tại khu Nam Sài Gòn, Công ty TNHH Keppel Land Việt Nam sẽ mở bán dự án The Riviera Point (quận 7), gồm 3 block, với 345 căn hộ. Trước đó, Phúc Khang Corp đã giới thiệu tới khách hàng dự án Diamond Lotus Riverside có quy mô hơn 16.780m2 với tổng mức đầu tư lên đến 1.268 tỷ đồng. Được biết, đây là dự án đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được phát triển theo tiêu chuẩn kiến trúc xanh Leed của Mỹ.

Tại khu Đông, ngay trong những ngày đầu tháng 9, Công ty CP Đầu tư Kinh doanh địa ốc Hưng Thịnh sẽ đồng thời mở bán 2 dự án lớn là dự án chung cư cao cấp Moonlight Residences (Q.Thủ Đức) với 2 block chung cư, gần 40 căn nhà phố, hơn 500 căn hộ và dự án chung cư cao cấp Richmond City (Q. Bình Thạnh) gồm 3 block với gần 900 căn hộ.


thi-truong-bds-tphcm-buoc-vao-cuoc-dua-nuoc-rut


Trong khi đó, theo đại diện Công ty CP Địa ốc Him Lam, bên cạnh việc tiếp tục mở bán thêm 100 căn hộ chung cư tại dự án Him Lam Phú Đông, doanh nghiệp sẽ tung ra thị trường "át chủ bài" là dự án Him Lam Đông Nam (Q.Thủ Đức), với 1.217 lô đất nhà phố liền kề và khu dân cư Him Lam Phú An (Q. 9).

Không chịu đứng ngoài cuộc chơi, Tập đoàn Đất Xanh cũng tiết lộ, trong tháng 9 sẽ mở bán dự án Opal Garden (Q. Thủ Đức), gồm 4 block cao 16 tầng, với 400 căn hộ có diện tích từ 55,6 - 123,7m2.

Tại khu vực phía Tây Bắc, Công ty CP Địa ốc Cát Tường Đức Hòa đang rục rịch tung ra thị trường sản phẩm Phố Thương mại Hưng Phát thuộc Khu đô thị Thương mại Dịch vụ & Du lịch Sinh thái Cát Tường Phú Sinh với giá từ 268 triệu đồng/nền. Mới đây, đại diện Công ty CP Thương mại Địa ốc Việt cũng cho biết, sẽ công bố dự án Viva Riverside (Q.6) trong tháng 9/2016. Dự án này có diện tích 7.466m2, gồm 26 tầng, sau khi hoàn thành sẽ cung cấp cho thị trường 567 căn hộ có diện tích 50 - 105m2.

Khu Tây Bắc chiếm thế thượng phong
Thị trường BĐS Tp.HCM vốn đã xác lập “thế chân vạc” gồm khu Đông, Nam và khu Tây Bắc. Nhưng trong khi khu Nam đang bị “tra tấn” bởi mùi hôi thối thì lợi thế lớn đang thuộc về khu Đông, đặc biệt là khu Tây Bắc bởi sự vượt trội về hạ tầng, quỹ đất cũng như giá bán.

Thực tế, làn sóng dịch chuyển thị trường BĐS sang khu vực Tây Bắc đã hình thành từ 2 năm trở lại đây và ngày càng vươn lên bứt phá mạnh mẽ, nhất là phân khúc đất nền và nhà liền thổ.

Cách trung tâm TP không quá xa, khu vực Tây Bắc sở hữu vị trí dễ dàng kết nối với miền Đông, Tây Nam bộ một cách nhanh chóng và thông suốt bởi nhiều tuyến giao thông huyết mạch. Nhờ những lợi thế cạnh tranh riêng có, BĐS khu vực Tây Bắc Tp.HCM sẽ là tâm điểm đầu tư trong tương lai.

Sự khác biệt đặc thù của khu Tây Bắc so với khu Đông và khu Nam là nơi đây có nguồn lao động nhập cư lớn, tốc độ gia tăng dân số nhanh. Thống kê năm 2010 cho thấy, dân số khu Tây Bắc đã đạt hơn 800.000 người, dự kiến đến năm 2020 cán mốc 1 triệu người. Do dân số đông, nhu cầu ở thực cao, nên phân khúc sản phẩm giá trung bình hiện có sức mua lớn. Với quỹ đất dồi dào, giá cả ổn định từ 4,5 - 5,5 triệu đồng/m2, người mua dễ dàng sở hữu một sản phẩm BĐS với cơ hội sinh lời cao.

Giới đầu tư BĐS nhận định, hiện có rất nhiều cơ hội đang được mở ra tại khu vực Tây Bắc. Nhưng khách hàng nên chọn những dự án có khả năng “sống” cao, tức là có dân cư hiện hữu ngay khi dự án hình thành vì tốc độ lấp đầy dân cư tại một dự án là yếu tố quyết định giá trị BĐS trong tương lai.

(Theo Kinh tế & Đô thị Online) 
Read more…

Thông xe toàn tuyến đường nội đô đẹp nhất Tp.HCM

07:00 |
Đường nội đô đẹp nhất Tp.HCM: Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai chính thức đi vào hoạt động sáng 30/8. Tuyến đường được kỳ vọng tạo hướng giao thông mới, giảm kẹt xe cho khu vực sân bay Tân Sơn Nhất.

Sáng 30/8, đường Bạch Đằng và Hồng Hà (từ đường Trường Sơn đến nút giao Nguyễn Thái Sơn) đã được thông xe. Điều này có ý nghĩa giúp dự án Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài (nay là đại lộ Phạm Văn Đồng) được thông suốt từ Quốc lộ 1A đến sân bay Tân Sơn Nhất. 

Ông Nguyễn Văn Tám, Phó giám đốc Sở GTVT cho biết tuyến đường tạo ra hướng giao thông mới, nối từ sân bay Tân Sơn Nhất (đầu đường Trường Sơn đến nút giao Linh Xuân, quận Thủ Đức). Hướng giao thông này giúp giảm tình trạng quá tải trên đường Trường Sơn vào sân bay như trong thời gian vừa qua. 

Kết nối từ sân bay Tân Sơn Nhất đến Quốc lộ 1A và quốc lộ 1K, Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài là trục đường hướng tâm quan trọng của thành phố, tạo hướng giao thông mới qua các quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức và tỉnh Bình Dương, Đồng Nai.  

thong-xe-toan-tuyen-duong-noi-do-dep-nhat-tphcm


Gần 4.000 hộ dân đã phải di dời để xây dựng tuyến đường. Sở GTVT Tp.HCM đánh giá tuyến đường hoàn thành không chỉ giúp người dân đi lại thuận tiện hơn mà còn giảm tình trạng ùn tắc ở các cửa ngõ của thành phố.

Với tổng vốn 340 triệu USD, do tập đoàn GS (Engineering Contruction - Hàn Quốc) làm chủ đầu tư, dự án xây dựng đường Phạm Văn Đồng được khởi công tháng 6/2008.  Đây cũng là dự án đầu tiên tại Việt Nam do nước ngoài đầu tư xây dựng theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao).  

Đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài với 4 cầu và 4 giao lộ, bắt đầu từ nút giao thông Trường Sơn (sân bay Tân Sơn Nhất) đến Quốc lộ 1A có mặt đường rộng 30-65 m (tương đương 6-12 làn xe) và dài gần 14 km. Đây được coi là tuyến đường nội đô đẹp nhất Tp.HCM.

Với chiều dài 1,1 km và có 6 làn xe mỗi chiều, cầu Bình Lợi được xem là điểm nhấn của công trình. Hạng mục vòm Nielsen của cầu là một trong những cấu trúc có kỹ thuật tiên tiến nhất trong các công trình cầu hiện nay. 

(Theo Vnexpress) 
Read more…

Thị trường nhà ở khởi sắc, liệu bong bóng bất động sản có hình thành?

07:00 |
Các phân khúc căn hộ bình dân, trung cấp và cao cấp chiếm tỷ lệ lần lượt là 43%, 42% và 15% trong tổng nguồn cung căn hộ tại Tp.HCM hiện nay.

Nở rộ nguồn cung căn hộ

Báo cáo mới nhất của JLL Việt Nam cho biết trong vòng ba năm tới, dựa theo số lượng căn hộ đã chào bán, nguồn cung được dự đoán sẽ tăng đến 74%. Đáng chú ý, nguồn cung phân khúc căn hộ cao cấp và sang trọng với giá bán >2.000USD/m2 có khả năng tăng gấp đôi. 

Trong năm 2015 và nửa đầu năm 2016, lượng căn hộ bán ra đạt lần lượt 24.000 căn và 16.800 căn, cao hơn 250% lượng căn hộ được bán trong giai đoạn 2011-2014. Năm 2015 và nửa đầu năm 2016, phân khúc căn hộ cao cấp và sang trọng chiếm tỷ lệ lần lượt là 27% và 44% trên tổng số căn hộ được bán. Trong khi đó, tỷ lệ này trong giai đoạn 2011 -2014 là 10%. Thực tế trên dẫn đến nguồn cung dồi dàoi trên thị trường hiện tại.

Theo JLL, niềm tin vào một nền kinh tế tăng trưởng giúp phục hồi tỷ suất lợi nhuận từ các khoản đầu tư bất động sản. Chính sách mới được đưa ra vào tháng 11/2014, có hiệu lực từ tháng 7/2015 cho phép người nước ngoài được mua 30% giá trị của bất cứ tòa nhà chung cư nào hoặc mua tối đa 250 căn nhà ở tại bất kỳ khu vực nào, góp phần thúc đẩy nguồn cung và nguồn cầu nhà ở.

thi-truong-nha-o-khoi-sac-lieu-bong-bong-bds-co-hinh-thanh


JLL cho rằng khi nguồn cung nhà ở được dự đoán sẽ tăng 74%, thị trường vẫn sẽ đủ sức hấp thụ lượng cung này. So với mật độ dân số tại Tp.HCM, nguồn cung căn hộ hiện tại vẫn còn khá thấp khi so sánh với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, ngay cả khi tính luôn số căn hộ tương lai đang được chào bán. Các chủ đầu tư thực hiện những dự án nhà ở bình dân để có thể đáp ứng được lượng nhu cầu nhà ở trong thành phố vẫn luôn được chính phủ khuyến khích.   

Cũng theo JLL, nguồn cung tại phân khúc căn hộ cao cấp và sang trọng hiện đang khá cao. Mật độ căn hộ cao cấp trên đầu người tại Tp.HCM cao hơn Jakarta, tương đương mức ở BangKok, Kuala Lumpur và Manila.    

Nhà ở sẽ tiếp tục tăng giá?

Trong vòng ba năm tới, JLL kỳ vọng giá bán căn hộ sẽ tăng từ 5-7% mỗi năm. Giá bán tại các phân khúc căn hộ bình dân và trung cấp được dự đoán sẽ tăng đến 10% mỗi năm. Tuy nhiên, giá bán phân khúc căn hộ cao cấp chỉ tăng 9% trong sáu quý vừa qua mặc dù doanh số bán hàng trong năm 2015 và sáu tháng đầu năm 2016 rất cao. 

Trong giai đoạn 2005-2007, giá bán đã tăng 106%. Giai đoạn này, các chủ đầu tư bán được khoảng 1.500 căn hộ mỗi năm, đạt tỷ lệ bán khoảng 65%. Giá bán căn hộ đã được điều chỉnh xuống khoảng 30% trong suốt bảy năm 2007-2014. 

Theo các chuyên gia, so với thời kỳ đỉnh điểm năm 2007, mức giá 2.180 USD/m2 của các căn hộ cao cấp vẫn thấp. Giá thuê căn hộ đã tăng 4% trong sáu quý vừa qua, giữ tỷ suất lợi nhuận của thị trường ổn định ở mức 5,7%. 

Khoảng cách giữa lợi nhuận của việc cho thuê và lãi suất cho vay đã thu hẹp lại từ mức 880 điểm phần trăm năm 2008 xuống còn 280 điểm phần trăm trong nửa đầu năm 2016. Giá thuê và lợi nhuận cho thuê sẽ giảm khi các dự án căn hộ tương lai được hoàn thiện trong ba năm tới. Với mức lạm phát thấp ghi nhận được trong năm 2015-2016, có khả năng lãi suất vay vẫn sẽ tiếp tục giảm, từ đó hỗ trợ thúc đẩy giá bán tăng lên.   

thi-truong-nha-o-khoi-sac-lieu-bong-bong-bds-co-hinh-thanh-1


Bong bóng bất động sản khó có khả năng xuất hiện

Tình hình hiện tại của thị trường không thực sự “nóng” bằng thời điểm những năm 2007-2008 và khó có khả năng xuất hiện bong bóng. Các nhà đầu tư địa ốc đều nhận thức được thời kỳ bong bóng của thị trường chứng khoán và bất động sản vào năm 2008. 

So với giai đoạn 2010-2013, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam năm 2014 và 2015 đều ổn định hơn. Đáng chú ý, hầu hết dòng vốn đều đã được triển khai vào các dự án. Trong khi đó, giai đoạn 2007 - 2008, lượng vốn đầu tư vào Việt Nam trong năm 2007 lên đến gấp ba lần năm 2005, và trong năm 2008 lại thêm ba đợt tăng giá nữa. Nhưng hầu hết lượng vốn này đều không được triển khai vào các dự án. 

Bên cạnh đó, sự tăng trưởng về lượng lao động trong khối ngành dịch vụ dẫn đến tỷ lệ hấp thụ mạnh tại thị trường Tp.HCM thời gian qua.  

Rất có khả năng tỷ lệ giá nhà so với thu nhập sẽ vẫn ổn định ngay cả khi giá căn hộ tăng 30% trong vòng ba năm tới. Nguyên nhân là mức thu nhập đã tăng 10% mỗi năm trong vài năm qua. Giá nhà tại Tp.HCM đã giảm trong bối cảnh thu nhập tăng trong năm năm vừa qua, đưa giá nhà từ tỷ lệ 7,6 năm thu nhập vào năm 2010 về mức 3,9 năm trong năm 2015. 

(Theo Trí thức trẻ)
Read more…

Giao dịch nhà đất Tp.HCM: cháy hàng căn hộ diện tích nhỏ

07:00 |
Giao dịch nhà đất tại Tp.HCM bị chững lại trong hơn 1 tháng qua. Tuy nhiên, dòng sản phẩm căn hộ trung – cao cấp diện tích nhỏ hầu như không chịu ảnh hưởng của sự chững lại đó. Phân khúc này luôn trong tình trạng cháy hàng.

Chính thức mở bán vào giai đoạn cuối tháng 7 nhưng đến thời điểm này, 80% căn hộ có diện tích 51 -71m2 tại dự án Dragon Hill 2 của Công ty Địa ốc Phú Long đã giao dịch thành công. Ngoài mức giá bán hợp lý tầm 22- 24 triệu/m2, việc chủ đầu tư (CĐT) chủ yếu phát triển mô hình diện tích nhỏ, giúp tổng chi phí một căn hộ cao cấp chỉ vào tầm 1,3 tỷ là nhưng nguyên nhân khiến dòng sản phẩm này cháy hàng chỉ trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, địa ốc Phú Long cũng đưa ra các chính sách bán linh hoạt thu hút người mua như: thanh toán 20% tổng giá trị căn hộ Dragon Hill 2 sẽ được chuyển vào sống ngay tại căn hộ cao cấp Dragon Hill 1 cho tới khi chủ đầu tư bàn giao nhà, hỗ trợ lãi suất vay 0% trong thời gian từ 24 – 30 tháng hoặc chiết khấu 9,5% cho khách hàng.

Không chỉ Phú Long, đại diện Công ty BĐS Sacomreal cũng cho biết phần lớn các căn hộ có diện tích nhỏ thuộc các dự án đang được mở bán của doanh nghiệp này đều rất chạy. Những căn có diện tích tầm 50-70m2 không cần làm truyền thông, chỉ cần tung ra là đã được khách hàng đặt chỗ. Trong đợt mở bán mới đây của dự án Luxury Home, chỉ sau 10 ngày công bố, 50% số lượng căn hộ đã được bán ra. Một dự án khác tập trung phát triển căn hộ diện tích nhỏ là Carillon 3 cũng chính thức hết hàng trong tháng 8. Công ty BĐS Sacomreal cũng tung ra chính sách khuyến mãi như thanh toán 35% là được nhận nhà. Chính sách tốt, chất lượng dự án và sản phẩm phù hợp nên lượng tiêu thụ trong tháng 8 của Sacomreal cải thiện đáng kể.
giao-dich-nha-dat-tphcm-chay-hang-can-ho-dien-tich-nho

Tại một số dự án đang chào bán trên thị trường như Sun Avanue, Kingston Residence, The Park Avenue của Novaland, Khu tri thức trẻ The Art, Luxury Home, Carillon, The Goldview... dòng sản phẩm căn hộ có diện tích nhỏ tầm 50 -70m2 bán rất chạy. Hiện tại, khách hàng rất khó tìm mua được căn hộ có diện tích nhỏ từ nguồn hàng sơ cấp dù nhu cầu vẫn cao. Công ty BĐS nhà Gia Hòa, CĐT dự án The Art cho biết các căn hộ có diện tích tầm 59 -70m2 thuộc dự án đều đã bán gần hết. Với mức giá từ 20 -22 triệu/m2, tầm 1,2 -1,3 tỷ/căn nên rất đông khách hàng đặt mua trước cả khi mở bán. Hiện gần 80% số lượng căn hộ tại block Mozart đã bán ra thành công.

Phân tích về nguyên nhân các căn hộ diện tích nhỏ thuộc các dự án trung - cao cấp được người mua nhà ưa chuộng, ông Lê Kim Hoàng, Giám đốc Kinh doanh Cty TNHH Xây dựng - kinh doanh nhà Gia Hòa nhận định:  “Dòng sản phẩm trung – cao cấp có nguồn cung đa dạng, mang đến nhiều lựa chọn hơn cho người mua. Diện tích nhỏ khiến giá bán không quá cao, phù hợp với năng lực tài chính nhiều hộ gia đình. Thêm vào đó, các tiện ích đi kèm cũng đa dạng, có chất lượng. Đặc biệt, các dự án trung – cao cấp thường có chính sách cho vay ưu đãi, người mua dễ tiếp cận nguồn vốn hơn các dự án giá rẻ". Ông Hoàng cũng nhấn mạnh nhu cầu khách hàng ngày càng cao. Họ muốn có căn hộ không chỉ để ở mà còn tận hưởng cuộc sống với môi trường an toàn, cộng đồng văn minh, tiện ích đầy đủ. Họ sẵn sàng chi thêm một khoản tiền hoặc vay từ ngân hàng để tiếp cận lên phân khúc cao cấp có giá cả hợp lý, vị trí không quá xa thành phố. Vì vậy, những căn hộ diện tích nhỏ, trong tầm giá từ 1,2 -1,5 tỷ luôn không đủ sản phẩm để bán cho khách hàng.

Theo bà Ngô Mỹ Lan, Giám đốc Công ty tư vấn Công Chánh, sự khan hiếm các dự án nhà giá bình dân và nghi ngại về chất lượng các dự án nhà giá rẻ là một trong số những nguyên nhân khiến nhiều khách mua nhà thuộc tầng lớp thu nhập trung bình chuyển sang “săn” các căn hộ diện tích nhỏ ở các dự án trung – cao cấp. Tuy giá bán loại sản phẩm này sẽ cao hơn giá nhà giá bình dân từ 5-7 triệu/m2 (tầm 20 -25 triệu/m2) nhưng chất lượng đảm bảo, tiện ích đầy đủ, dễ tiếp cận vốn vay ngân hàng và quan trọng nhất là chủ đầu tư uy tín. Một căn hộ diện tích nhỏ 50-60m2 có giá tầm 1,1 - 1,7 tỷ. Đây là  mức giá mà giới trung lưu, nhân viên văn phòng và người trẻ có thể xoay sở được.

giao-dich-nha-dat-tphcm-chay-hang-can-ho-dien-tich-nho-1


Bà Lan cũng cho rằng dù nhu cầu mua của thị trường hướng về các dự án nhà bình dân nhưng những lỗ hổng trong quản lý chất lượng tại các dự án này đang làm niềm tin người mua lung lay. Thời gian qua, những dự án nhà giá bình dân có giao dịch mạnh, cháy hàng, khiến người mua nhà phải xếp hàng tranh suất chủ yếu là những dự án do các CĐT lớn đứng ra phát triển như E Home, Flora Fuji của Nam Long, 9 View của Hưng Thịnh, Him Lam Phố Đông của Him Lam, Jamona City của Sacomreal… Trên thực tế, dù thiếu nhà để ở nhưng nhiều người dân vẫn không tha thiết với các dự án gắn mác giá rẻ, bình dân do nghi ngờ uy tín chủ đầu tư và chất lượng xây dựng của dự án.

Theo ông Ngô Quang Phúc, Phó tổng giám đốc Công ty Him Lam Land thì  nguyên tắc phát triển một dự án nhà ở dù là cao cấp hay bình dân thì yếu tố chất lượng xây dựng đảm bảo vẫn là quan trọng nhất. Ngoài ra CĐT phải chú trọng phát triển đầy đủ các tiện ích đi kèm để phục vụ nhu cầu sống của cư dân. Để đáp ứng các yêu cầu trên mà vẫn đưa ra được mức giá bán hợp lý, nhiều CĐT đã chủ động cơ cấu lại diện tích căn hộ, đưa ra các căn hộ diện tích nhỏ phù hợp cho người trẻ từ 60-65m2. Với diện tích này, một căn hộ có thể đảm bảo chất lượng xây dựng tốt, nội thất cao cấp và giá tầm 1 -1,5 tỷ/căn. Mức giá mà đại đa số người mua nhà có thể tiếp cận được.

(Theo Nhịp sống thời đại)
Read more…

Tp.HCM tập trung xóa chung cư cũ

07:00 |
Nhằm đẩy nhanh tiến độ chương trình xây mới, thay thế các chung cư cũ, hư hỏng nặng trên địa bàn Tp.HCM, Sở Xây dựng TP đã kiến nghị lên UBND TP phân công, ủy quyền cho UBND các quận, huyện tập trung thực hiện việc xóa các chung cư cũ.

Xung quanh nội dung này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Trọng, Chủ tịch UBND quận 10.

Trước đây, trên địa bàn quận 10 có 40 chung cư được xây dựng từ năm 1968 - 1970. Số chung cư này hiện đã xuống cấp rất trầm trọng. Năm 2003, quận 10 đã tiến hành kiểm định chất lượng những chung cư trên, nhận thấy chất lượng hiện chỉ còn lại khoảng 57%. Trong khoảng 10 năm qua, quận 10 đã thực hiện tháo dỡ 15 lô chung cư cũ, hiện vẫn còn 25 lô chung cư cũ tập trung tại phường 2 và 3 (17 lô), phường 7 (2 lô) và phường 9 (6 lô), với khoảng 4.000 hộ gia đình đang sinh sống. Vì vậy, trong từng giai đoạn của chương trình phát triển đô thị, UBND quận đều đưa ra yêu cầu tháo dỡ các tòa chung cư cũ để xây mới, tái định cư cho người dân.

tphcm-tap-trung-xoa-chung-cu-cu

Trong thời gian vừa qua, Thành ủy và UBND Tp.HCM đã chỉ đạo các sở, ban, ngành xây dựng dự thảo kế hoạch phân cấp, ủy quyền cụ thể cho cấp quận, huyện trong công tác xóa chung cư cũ, đầu tư xây dựng các chung cư mới. Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng cũng đã chỉ đạo trong tháng 9/2016 phải hoàn tất công tác phân cấp, ủy quyền một cách đồng bộ và toàn diện cho các cấp quận, huyện. Hiện nay, quận 10 cũng như các quận, huyện khác đang chờ quyết định trên kèm theo hệ thống tiêu chí hướng dẫn của các sở, ngành chuyên môn để bắt tay vào thực hiện. Trong tuần tới, lãnh đạo quận sẽ họp với khối đô thị để bàn về định hướng, phân công rõ trách nhiệm, chuẩn bị tổ chức thực hiện... nhằm sẵn sàng tư thế để khi TP ký quyết định sẽ tổ chức triển khai ngay.

Trên thực tế, UBND quận 10 đã lo một số đầu việc trước, tiến hành kiểm định chất lượng chung cư cũ ngay từ đầu năm 2016 chứ không phải chờ đến bây giờ mới thực hiện. Hiện tại quận 10 đã thực hiện việc kiểm định đối với 11/25 lô chung cư cũ, kết quả kiểm định cho thấy hầu hết các chung cư gần như thuộc nhóm C. 25 lô chung cư này đều được xây dựng từ 1968 - 1970, có đối tượng sử dụng, mức độ xuống cấp như nhau, kết quả kiểm định cũng tương đương. UBND quận 10 đang đề nghị Sở Xây dựng TP cho sử dụng kết quả kiểm định 11 lô chung cư này áp cho 25 lô nhằm chấm dứt sớm giai đoạn kiểm định. Sau khi được sở, ngành chấp thuận, UBND quận 10 sẽ tiến hành thông báo kết quả kiểm định cho bà con sống tại 25 lô này. Theo quy định, sau 12 tháng kể từ khi thông báo kết quả kiểm định, những chung cư đó phải tiến hành tháo dỡ. Về kinh phí phá dỡ, lãnh đạo quận sẽ thông tin sau. 

Như đã đề cập, công tác lớn nhất, trọng tâm nhất trong việc chỉnh trang đô thị vẫn là tháo dỡ chung cư cũ. Vì vậy, việc sử dụng ngân sách để phục vụ cho những công việc liên quan cũng được tập trung, ưu tiên.

Theo ông Nguyễn Đức Trọng, việc tháo dỡ chung cư cũ, đầu tư xây dựng mới đòi hỏi sự tham gia quyết liệt của nhiều cơ quan, ban, ngành. Trước hết, với Sở Quy hoạch - Kiến trúc, khi giải quyết bài toán điều chỉnh quy hoạch cần phải giải quyết dứt điểm tình trạng ách tắc giao thông, đấu nối hạ tầng, đưa ra những chỉ tiêu quy hoạch nhằm nâng cao hiệu quả thu hút các nhà đầu tư. Liên quan đến Sở Tài nguyên - Môi trường, hiện thủ tục thu hồi đất tại một số dự án vẫn thực hiện khá lâu. Vì vậy, đối với các dự án tháo dỡ chung cư cũ, Sở Tài nguyên - Môi trường cần tham mưu cho TP rút ngắn thủ tục, hướng dẫn, ủy quyền cho quận làm ở khâu nào cũng cần phải rõ.

tphcm-tap-trung-xoa-chung-cu-cu-1


Theo Nghị định 101, với những chung cư kiểm định chất lượng thuộc nhóm C, sau 12 tháng kể từ khi công bố kết quả kiểm định, người dân phải chọn chủ đầu tư thực hiện dự án. Tuy nhiên, để người dân biết được ai là chủ đầu tư có uy tín, năng lực, Sở Kế hoạch - Đầu tư TP cần công bố danh sách các doanh nghiệp này làm cơ sở giúp người dân đưa ra lựa chọn. Ngoài ra, khâu khó nhất của một dự án đầu tư thường là việc bồi thường giải phóng mặt bằng, giá cả thỏa thuận với người dân. Vì vậy, Sở Tài chính cần tham mưu cho UBND TP làm sao cho phép cấp quận, huyện tính toán được đầy đủ, giải quyết quyền lợi, tài sản của dân thì mới mong họ ủng hộ chương trình này. Ngoài ra, khi người dân tái định cư tại chỗ, tức là họ đưa tài sản của mình vào trong dự án, doanh nghiệp sẽ không bỏ tiền ra giải phóng mặt bằng mà sẽ cầm trước tài sản người dân. Khi đó quyền lợi người dân sẽ được tính như thế nào?

Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự ủng hộ của người dân và mức độ quan tâm của các doanh nghiệp. Tại thời điểm hiện tại, UBND cấp quận vẫn chưa tham khảo ý dân, cũng chưa tổ chức mời gọi hướng dẫn các nhà đầu tư nên rất khó xác định thời gian cụ thể. Nhưng theo chủ quan cá nhân, ông Trọng rất kỳ vọng trong nhiệm kỳ này sẽ tháo dỡ được 9 - 11 lô. Nếu được bà con ủng hộ, các doanh nghiệp quan tâm, cùng với sự tạo điều kiện phân cấp mạnh mẽ từ Thành ủy, UBND TP và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên, kết quả đạt được sẽ khả quan hơn.

Theo chủ trương của quận 10, tất cả các dự án đã và sẽ làm phải đặt yêu cầu đầu tiên là tái định cư 100% theo yêu cầu của các hộ dân. Cái khó là khi nhà đầu tư tham gia vào phải có quỹ nhà cộng thêm để doanh nghiệp kinh doanh thu hồi vốn. Đây là yếu tố quyết định hiệu quả trong việc thu hút đầu tư. Nếu chỉ tiêu ít quá, đầu tư không hiệu quả thì khó thu hút được các nhà đầu tư tham gia. Ngược lại, nếu tăng chỉ tiêu nhiều quá thì sẽ gây áp lực lên hạ tầng kỹ thuật - hạ tầng xã hội, tạo ra đô thị phát triển không bền vững. Đây là một bài toán khó nên cần có sự vào cuộc đồng bộ của các sở, ban, ngành liên quan.

(Theo Sài Gòn Đầu tư Tài chính) 
Read more…

Bất động sản tiếp tục được "khuấy động" mạnh bởi M&A trong năm 2017

07:00 |
Hoạt động M&A từ các nhà đầu tư trong khu vực châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan đã tương đối ổn định trong năm nay, xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm 2017.

Đó là nhận định của ông Chris Freund, Tổng giám đốc Công ty Tư vấn Quản lý quỹ Mekong Capital, xu hướng mua bán - sáp nhập doanh nghiệp (M&A) tại Việt Nam sẽ tiếp tục sôi động trong những năm tới.

"Dựa vào các cuộc họp với các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, tôi nhận thấy, xu hướng M&A sẽ tiếp tục sôi động", ông Chris Freund nói thêm.

Theo đó, sự sôi động đang trải đều ở tất cả các lĩnh vực, trước hết là bất động sản, rồi đến nông nghiệp, sản phẩm tiêu dùng, bán lẻ, dược phẩm… Tất cả khách hàng nước ngoài mà Mekong Capital gặp gỡ đều quan tâm đến những lĩnh vực này.

Cùng chung nhận định trên, ông Lê Hoàng, Giám đốc tư vấn tài chính và mua bán doanh nghiệp thuộc Công ty TNHH Thuế và Tư vấn KPMG nhận định: “Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng tích cực, việc tham gia TPP, AEC và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA), cũng như việc loại bỏ giới hạn sở hữu nước ngoài trong các công ty niêm yết tiếp tục khiến Việt Nam trở thành một thị trường hấp dẫn cho các thương vụ M&A.

bat-dong-san-tiep-tuc-duoc-khuay-dong-manh-trong-nam-2017


Chúng tôi kỳ vọng vào sự gia tăng số lượng giao dịch M&A bởi các nhà đầu tư nước ngoài lẫn trong nước, đặc biệt là trong ngành bất động sản, bán lẻ công nghiệp sản xuất và hàng tiêu dùng”.

Báo cáo tại Diễn đàn M&A năm 2016 diễn ra tại TP.HCM hôm nay, cho thấy nhìn tổng thể trong 20 thương vụ M&A nổi bật trong năm 2015 và nửa năm đầu 2016, các nhà đầu tư nước ngoài đã chiếm áp đảo với 16/20 thương vụ M&A.

Còn xét về tổng giá trị, trong năm 2015, trong 10 thương vụ lớn nhất, nhà đầu tư nước ngoài đã chi 1,542/1,846 tỷ USD để mua lại các dự án, doanh nghiệp Việt Nam. Con số này trong nửa đầu năm nay là hơn 3,695/3,782 tỷ USD. Như vậy, khối ngoại đang “áp đảo” khối nội trong hoạt động M&A thời gian gần đây.

Nhật Bản là quốc gia có tổng số thương vụ nhiều nhất trong 2 năm 2015 - 2016 với 35 thương vụ và đứng thứ 2 về tổng giá trị, đạt 728 triệu USD. Ngoài các lĩnh vực công nghiệp, bán lẻ, tiêu dùng, các nhà đầu tư Nhật Bản đang rất chú ý đến thị trường bất động sản Việt Nam.

Năm 2015 - 2016, Nhật Bản góp mặt với các thương vụ rất đáng chú ý như JX Nippon Oil & Energy mua lại 8% cổ phần của Petrolimex, Tập đoàn Creed Group chi 200 triệu USD mua 20% Dự án An Gia Investment, ANA Holdings chi 108 triệu USD mua 8,77% cổ phần của Vietnam Airlines, Taisho bỏ 100 triệu USD mua 24% cổ phần của Dược Hậu Giang… Việt Nam đứng thứ hai trong số các nước ASEAN về số lượng các thương vụ M&A từ Nhật Bản trong 2 năm 2015 và 2016.

Ông Masataka Yoshida, Giám đốc điều hành cao cấp Recof Corporation cho biết, nhà đầu tư Nhật Bản ngày càng quan tâm hơn đến ngành xây dựng và bất động sản tại Việt Nam. “Chúng tôi đã nhận được số lượng ủy thác ngày càng lớn và vẫn thường tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến người tiêu dùng”, ông Yoshida cho biết.

Còn các doanh nghiệp đến từ Singapore tập trung vào việc mua lại các dự án và bất động sản tại TP.HCM, như Duxton Hotel Saigon, Empire City, Somerset Vista HCMC, Kumho Asiana Plaza, Park City, An Dương Thảo Điền. Mới đây nhất, một đoàn gồm 70 doanh nghiệp đến từ HongKong cũng đã có buổi gặp gỡ với lãnh đạo UBND thành phố với mong muốn được tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực bất động sản tại đây.

Ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc Công ty JLL Việt Nam cho biết, ngoài các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, thì các nhà đầu tư từ Hàn Quốc, HongKong, Singapore cũng đang tích cực tìm kiếm để sở hữu dự án bất động sản tại Việt Nam. Thông qua JLL, nhiều quỹ đầu tư nước ngoài đã “đánh tiếng” muốn gia tăng sự hiện diện tại Việt Nam dưới hình thức mua lại các dự án sẵn có, đặc biệt là các dự án đã sinh lời.

Có thể thấy rằng, với quy định mới cho phép khối ngoại được sở hữu và đầu tư địa ốc tại Việt Nam, nhiều tòa nhà văn phòng đã hoạt động hoặc đang xây dựng đang được khối ngoại quan tâm săn lùng mua để đón đầu cơ hội từ Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Theo Trí thức trẻ
Read more…