Kéo dài tuyến metro số 1 từ Tp.HCM đến Bình Dương và Đồng Nai

07:00 |
Theo Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp.HCM, Bộ Kinh tế, Thương mại và Du lịch Nhật Bản đã đồng ý hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu sơ bộ kéo dài tuyến metro số 1 từ Tp.HCM đến Bình Dương và Đồng Nai.

Ông Hoàng Như Cương, Phó trưởng ban Ban Quản lý đường sắt đô thị cho biết, theo điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải Tp.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, tuyến metro số 1 có lý trình từ Bến Thành đến Suối Tiên, chiều dài khoảng 19,7 km và nghiên cứu kéo dài tới tỉnh Bình Dương và TP. Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai).

Theo đó, từ Suối Tiên metro sẽ kéo dài thêm 2km để đến nút giao sẽ tạo thành 2 nhánh. Nhánh 1 từ Suối Tiên – Biên Hòa sẽ bắt đầu từ ga Suối Tiên, dọc theo quốc lộ 1 đến ngã 3 Chợ Sặt, TP. Biên Hòa; nhánh 2 Suối Tiên – Bình Dương sẽ từ ga Suối Tiên đến đường Mỹ Phước – Tân Vạn.

Dự kiến, UBND Tp.HCM sẽ chịu trách nhiệm liên quan đến kỹ thuật đầu máy, toa xe metro cũng như thu hồi đất từ Suối Tiên đến ga nút giao với 2 tỉnh. UBND các tỉnh sẽ chịu trách nhiệm thu hồi đất cũng như thiết kế hạ tầng các nhà ga trên địa bàn của mình.

Được biết, tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên có tổng vốn đầu tư hơn 2,07 tỷ USD với chiều dài 19,7 km, trong đó có 2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao. Dự án dự kiến sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2020.

keo-dai-tuyen-metro-so-1-tu-tphcm-den-binh-duong-va-dong-nai
Nghiên cứu kéo dài tuyến metro số 1 từ Tp.HCM đến Bình Dương và Đồng Nai

Trước đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh cho rằng, tỉnh Đồng Nai có vị trí địa lý quan trọng, là cửa ngõ phía đông của Tp.HCM kết nối với các tỉnh, thành phía Bắc và Tây Nguyên. Hiện tại, Đồng Nai có 29 khu công nghiệp đang hoạt động và thu hút 1.037 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký khoảng 20 tỷ USD. Bên cạnh đó, một lượng lớn chuyên gia và lực lượng lao động đang làm việc tại Đồng Nai nhưng sinh sống tại Tp.HCM nên thường xuyên đi lại. Mặt khác, Tp.HCM với vai trò là trung tâm kinh tế, dịch vụ, y tế, giáo dục của vùng Đông Nam bộ nên việc di chuyển bằng phương tiện giao thông, nhất là phương tiện cá nhân dẫn đến quá tải, ùn tắc giao thông cửa ngõ phía đông Tp.HCM.

Ông Trần Thanh Liêm, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đề xuất cần kéo dài tuyến metro thêm khoảng 2 km để đặt nhà ga cuối tại phường Bình Thắng, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Theo Chủ tịch tỉnh Bình Dương, phương án này sẽ giảm thiểu tối đa việc di dời các công trình hạ tầng tiện ích ngầm, có tiềm năng trong việc phát triển các khu đô thị, dịch vụ xung quanh khu vực nhà ga. Ngoài ra, việc kéo dài thêm gần 2km metro sẽ tạo được tính kết nối khu vực giữa 3 đô thị Tp.HCM, thành phố mới Bình Dương và Biên Hòa, giải quyết được nhu cầu vận chuyển hành khách công cộng cũng như nhu cầu đi lại của người dân giữa 3 đô thi về lâu dài.

Bên cạnh đó, việc kết nối này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho chiến lược xây dựng và phát triển đô thị Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, góp phần giảm áp lực dân cư và ùn tắc giao thông cho Tp.HCM.

Trước đề xuất của UBND các tỉnh, Tp.HCM đã chỉ đạo Ban Quản lý đường sắt nội đô tổ chức nghiên cứu và báo cáo UBND Tp.HCM. Việc nghiên cứu kéo dài tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng 1/2017.

(Theo Thời báo Ngân hàng)
Read more…

Tp.HCM đầu tư 3.000 tỷ đồng xây dựng cầu Bình Tiên nối khu Nam

07:00 |
UBND Tp.HCM vừa phê duyệt lựa chọn nhà đầu tư dự án xây dựng cầu đường Bình Tiên (đoạn từ đường Phạm Văn Chí đến Tạ Quang Bửu và từ Tạ Quang Bửu đến Nguyễn Văn Linh), thuộc quận 6, quận 8, huyện Bình Chánh.

Dự án được chia làm 2 đoạn do 4 nhà đầu tư thực hiện. Theo đó, đoạn từ đường Phạm Văn Chí, quận 6 đến đường Tạ Quang Bửu, quận 8 do liên danh Công ty TNHH dịch vụ thương mại sản xuất xây dựng Đông Mê Kông và Tổng công ty 319 đầu tư. Đoạn này sẽ xây một cầu vượt qua kênh Tàu Hũ, kênh Đôi với tổng số vốn 2.605 tỷ đồng, trong đó đền bù giải phóng mặt bằng là 925 tỷ đồng.


Do dự án được đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) nên chính quyền Tp.HCM cho phép nhà đầu tư được thanh toán 40% chi phí thực hiện dự án bằng khai thác các khu đất thuộc phường 6, 14, 15 (quận 8) và các khu đất khác nếu chưa đủ cân đối, số còn lại 60% là từ ngân sách thành phố.

tphcm-dau-tu-3000-ty-dong-xay-dung-cau-binh-tien-noi-khu-nam


Đoạn thứ 2 từ đường Tạ Quang Bửu (quận 8) đến đường Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh) với chiều dài gần 1.9 km sẽ do liên danh Công ty cổ phần Licogi 16 và Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Bình Chánh đầu tư với tổng số vốn 903.6 tỉ đồng, trong đó giải phóng mặt bằng khoảng 200 tỷ đồng. Đoạn này nhà đầu tư thu hồi vốn bằng hình thức khai thác các khu đất dọc tuyến cầu đường Bình Tiên và một số khu đất khác.

Theo thiết kế, cầu Bình Tiên (bao gồm cả đường dẫn) có chiều dài khoảng 3.200 m, rộng 30-40 m, với 4 làn xe trên tuyến chính và các đường hai bên. Điểm đầu kết nối với đường Phạm Văn Chí, quận 6, băng qua đại lộ Đông - Tây, kênh Tàu Hủ, kênh Đôi (quận 8) và điểm cuối kết nối với đường Nguyễn Văn Linh tại vị trí cách Quốc lộ 50 hiện hữu khoảng 600 mét về phía cầu Bà Lớn trên địa bàn huyện Bình Chánh

(Theo Trí thức trẻ) 
Read more…

Đầu tư tiền vào địa ốc, lời gấp đôi ngân hàng?

07:00 |
Trong lĩnh vực bất động sản, dù không mới nhưng cam kết lợi nhuận vẫn là chiêu khá hiệu quả trong việc thu hút khách hàng.

Minh Tú, nhân viên môi giới chuyên bán bất động sản nghỉ dưỡng khuyên khách hàng nên đầu tư vào bất động sản, không nên gửi tiền trong ngân hàng. Bởi lẽ bất động sản còn tăng giá trong tương lai. Trong khi đó, gửi tiết kiệm ngân hàng, lãi suất chỉ có 6 - 7%, không bù lại lạm phát. Lời khuyên của Minh Tú khiến khách hàng không khỏi tò mò. Trong lĩnh vực bất động sản, dù không mới nhưng cam kết lợi nhuận vẫn là chiêu khá hiệu quả trong việc thu hút khách hàng.

Chị Hoàng Anh, một nhà đầu tư cá nhân, chia sẻ: “Tiền gửi tiết kiệm chỉ là gửi tạm trong lúc chờ kênh đầu tư thích hợp thôi. Mới đây, ngân hàng lại giảm lãi suất huy động còn chưa đầy 7%/năm. Trong khi đó, hiện có nhiều dự án bất động sản cam kết rất cao so với lãi suất tiết kiệm. Tuy nhiên, con số cam kết là 1 chuyện, còn thực tế thì mình phải xem xét chứ không phải dự án nào cam kết lợi nhuận cao là mình cứ lao đầu vào”.

dau-tu-tien-vao-dia-oc-loi-gap-doi-ngan-hang


Theo lãnh đạo 1 doanh nghiệp, các ông lớn xác lập "luật chơi" thì chuyện các doanh nghiệp nhỏ “ăn theo” là chuyện dễ hiểu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khi lợi nhuận bị đẩy lên quá cao thì mức giá bán ra cũng được đẩy lên tương ứng và khách hàng vẫn là người gánh chịu. Trên thị trường một số dự án nhờ có những yếu tố cộng hưởng về hạ tầng và tiềm năng tăng giá, không cần cam kết lợi nhuận vẫn bán chạy.Hiện nay, tâm điểm của cuộc đua cam kết lợi nhuận là bất động sản nghỉ dưỡng. Thời điểm khoảng 1 năm về trước, một số sản phẩm được cam kết mức lợi nhuận 6%/năm thì nay các chủ đầu tư đã đồng loạt đẩy mức cam kết lợi nhuận lên 9 - 10%/năm, thậm chí 12%/năm. Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc hầu như không có dự án nào nằm ngoài “luật chơi” này.

Không chỉ phân khúc nghỉ dưỡng, phân khúc căn hộ, Office-tel cũng có nhiều dự án đưa ra chương trình bán hàng kèm cam kết thuê lại. Nếu như trước đây việc cam kết thuê lại này tập trung chủ yếu ở những dự án giá trên dưới 2 tỷ/căn thì nay đã lan rộng đến những dự án giá tầm dưới 1 tỷ/căn. Trong đó, có thể kể đến các dự án như: Heaven Riverview đưa ra cam kết thuê lại 5 - 7 triệu/tháng cho căn hộ giá từ 800 triệu; City Tower cam kết thuê lại 15 triệu/tháng cho căn hộ giá từ 950 triệu; Xi Grand Court cam kết thuê lại 900 - 1.000 USD cho căn hộ 2 - 3 phòng ngủ…

Tổng giám đốc Công ty Nhà Thời Đại, ông Trần Minh Nhật cho rằng việc đưa ra cam kết thuê lại là 1 phần minh chứng cho tính khả thi của dự án. Tuy nhiên, khách hàng phải xem xét uy tín, năng lực của chủ đầu tư để biết khả năng triển khai dự án của họ có tốt không hay chỉ là quảng cáo. Khách hàng không nên chỉ nhìn vào con số lợi nhuận mà chủ đầu tư đưa ra. Bên cạnh đó, khách hàng cũng cần lưu ý về điều kiện liên quan đến cam kết thuê lại. Chủ đầu tư yêu cầu thiết kế, nội thất theo chuẩn nào, chi phí ra sao… những điều kiện để được thanh toán phần thuê lại như cam kết phải được đưa rõ ràng vào hợp đồng để tránh phát sinh tranh chấp về sau.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM thì bất động sản vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn, đặc biệt là những dự án vừa mang lại dòng tiền cho thuê vừa có khả năng tăng giá nhờ các yếu tố cộng hưởng. Việc chủ đầu tư cam kết lợi nhuận ở mức cao hơn lãi suất huy động và thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng là giải pháp huy động vốn thông minh, vừa có lợi cho khách hàng có nhu cầu thực, vừa có lợi cho chủ đầu tư.

Bên cạnh yếu tố so sánh con số lợi nhuận các kênh đầu tư, khách hàng cũng cần xem xét nhu cầu thực tế của thị trường cho thuê và thời gian cam kết của chủ đầu tư. Nếu nhu cầu thuê cao, bền vững thì việc duy trì lợi nhuận sau thời gian cam kết là hoàn toàn khả thi. Còn nếu ở chiều ngược lại thì có thể việc đưa ra con số cam kết chỉ là chiêu quảng cáo câu khách.

(Theo Vietnamnet)
Read more…

Dòng kiều hối khiến bất động sản Tp.HCM phát triển mạnh mẽ

07:00 |
Lượng kiều hối chuyển về địa bàn TP.HCM, tính đến cuối tháng 8/2016 qua các kênh chính thức ước đạt 2,9 tỷ USD, tăng gần 6% so với cùng kỳ năm trước.

Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM, ông Nguyễn Hoàng Minh cho biết con số này tăng tới 14% so với tháng trước. Đặc biệt, nguồn kiều hối đang có sự dịch chuyển trở lại đối với thị trường bất động sản sau một thời gian dài lĩnh vực này đóng băng và giao dịch trầm lắng. Thị trường khởi sắc nên các kiều bào bắt đầu nhìn thấy cơ hội.

Cả nước đã có hơn 7.000 kiều bào đứng tên sở hữu nhà ở tại Việt Nam, trong đó có TP.HCM kể từ khi Luật Nhà ở (sửa đổi) cho phép kiều bào mua nhà trong nước được Quốc hội thông qua vào tháng 11/2014. Có nhà tại quê hương chính là điều kiện cơ bản để kiều bào có thể thường xuyên về nước mang theo những tích lũy kiều hối nơi xứ người.

dong-kieu-hoi-khien-bat-dong-san-tphcm-tang-manh


Ông Minh cho biết với tình hình kinh tế phục hồi khá mạnh so với mặt bằng chung của cả nước, lượng kiều hối chuyển về trên địa bàn Tp.HCM trong năm 2016 tiếp tục khả quan, dự kiến đạt khoảng 5,7 - 5,8 tỷ USD.

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), lượng kiều hối đầu tư vào sản xuất kinh doanh trồi sụt lớn trong các giai đoạn khác nhau. Từ năm 2010-2013 chiếm 27%-30%, năm 2014 chỉ còn 16% và đến năm 2015 tăng vọt lên 70,6%.

Phó Viện trưởng CIEM, TS. Nguyễn Kim Chung nhận định sự biến động này là do ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế. Khi kinh tế khó khăn, người có tiền không muốn đầu tư vào sản xuất - kinh doanh mà trú ẩn ở tiết kiệm, đầu tư bất động sản...

Tương đồng với kết quả nghiên cứu của CIEM, số liệu của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại TP.HCM cũng khẳng định điều trên. Thực tế, 70,8% kiều hối ở TP.HCM chuyển vào sản xuất - kinh doanh, khoảng 21% đổ vào bất động sản và 7% là để hỗ trợ thân nhân, gia đình.

Với hơn 4 triệu kiều bào ở nước ngoài, lượng kiều hối Việt Nam đang tăng nhanh. Chính sách nhà nước rất thông thoáng, tạo điều kiện dễ dàng cho người thụ hưởng kiều hối trong những năm gần đây. Người nhận không phải đóng thuế thu nhập cá nhân, không phải trả phí. Lượng kiều hối chuyển về được xem là nguồn lực vàng xây dựng, phát triển đất nước vì nguồn tiền này không phải đi vay hay trả lãi.

Chính sách chống đô-la hóa của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thời gian qua (giảm lãi suất tiền gửi USD về 0%/năm, áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm niêm yết hàng ngày, siết lại đối tượng cho vay ngoại tệ) đã không ảnh hưởng đến nguồn kiều hối về Việt Nam để gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ như lo ngại.

(Theo Trí thức trẻ) 
Read more…

Tp.HCM sẽ xây cầu nối quận 7 với khu trung tâm thành phố

07:00 |
Theo thông tin từ Sở Giao thông Vận tải (Tp.HCM), HĐND thành phố đã chấp thuận cho phép đầu tư dự án cầu Nguyễn Khoái nối quận 7 với khu trung tâm Tp.HCM.

Theo dự kiến, cầu Nguyễn Khoái bắc qua kênh Tẻ, nối khu Nam Sài Gòn với khu trung tâm Tp.HCM sẽ được khởi công vào năm sau để giảm tải cho cầu Kênh Tẻ, đồng thời giảm ùn tắc giao thông ở khu vực Nam Sài Gòn.

Cụ thể, dự án cầu Nguyễn Khoái có tổng chiều dài khoảng 1km, trong đó chiều dài 346 m, chiều rộng 22,5m. Điểm đầu của dự án bắt đầu từ đường D1 khu dân cư Him Lam thuộc quận 7; điểm cuối nằm ở đường Bến Vân Đồn thuộc quận 4.

Dự án có tổng mức đầu tư 1.250 tỉ đồng, dự kiến khởi công trong năm 2017 và hoàn thành sau 18 tháng thi công. Sau khi hoàn thành, cầu Nguyễn Khoái sẽ kết nối khu Nam Sài Gòn với khu trung tâm thành phố, tạo thêm một hướng đi nữa về khu trung tâm để giảm tải cho cầu Kênh Tẻ hiện nay đang bị ùn tắc nghiêm trọng.

tphcm-se-xay-cau-noi-quan-7-voi-khu-trung-tam
Phối cảnh cầu Nguyễn Khoái

Thời gian qua, khu vực phía Nam Sài Gòn gồm quận 4, quận 7, quận 8 và huyện Nhà Bè có nhiều khu đô thị mới, dự án chung cư đưa vào sử dụng đã thu hút lượng người về khu phía Nam sinh sống rất đông. Trong khi khu vực này đang bị ngăn cách với khu trung tâm bởi kênh Tàu Hủ, kênh Bến Nghé, kênh Tẻ, kênh Đôi.

Việc kết nối khu Nam với khu trung tâm chủ yếu thông qua các cây cầu Nhị Thiên Đường, Chữ Y, Chánh Hưng, Nguyễn Văn Cừ, Kênh Tẻ và Tân Thuận. Nhưng hiện nay các cây cầu này đều quá tải do chiều ngang hẹp. Khi đường hai bên được mở rộng thì các dốc cầu trở thành nút thắt cổ chai nên thường xảy ra ùn tắc.

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Tp.HCM cho biết, quy hoạch phát triển giao thông đến năm 2020 sẽ mở rộng các trục đường kết nối khu trung tâm với khu phía Nam và xây thêm cầu Kênh Tẻ 2, cầu Nguyễn Khoái để kết nối từ khu Nam với khu trung tâm.

Liên quan đến bức xúc của người dân về tình hình kẹt xe ở các cây cầu nối từ khu Nam sang khu trung tâm, Sở GTVT cũng thừa nhận rằng, hiện nay các cây cầu này chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Song, việc xây dựng cầu mới để giảm tải cho các cầu hiện tại còn phụ thuộc vào nguồn vốn và giải phóng mặt bằng. Vì vậy, Sở sẽ xác định ưu tiên đầu tư trước các cây cầu có khả năng kết nối thuận lợi nhất để mang lại được hiệu quả tức thời.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn Online)
Read more…